Harriet Beecher Stowe sinh ngày 14/6/1811 tại Lichfield, Connecticut, Mỹ trong một gia đình đông con và rất ưa thích các hoạt động xã hội. Bà là con gái của Lyman Beecher, nhà thuyết giảng thuộc giáo phái Tự trị Giáo đoàn; là em của mục sư nổi tiếng Henry Ward Beecher; là chị của hai nhà hoạt động xã hội có uy tín Charles Beecher và Isabella Beecher. Mẹ bà là Rosana Foote Beecher, qua đời khi Harriet mới được 4 tuổi.
Chân dung nữ văn sĩ Harriet Beecher Stowe. |
Năm 1823, Harriet được đưa vào học tại một trường dòng dành cho nữ giới do chính chị gái bà là Catherine lập ra và trực tiếp quản lý. 10 năm sau, tức năm 1832, gia đình Harriet chuyển đến sống ở Cincinnati, bang Ohio, là nơi diễn ra nhiều hoạt động bãi nô.
Tại đây, Harriet thường xuyên được nghe kể những câu chuyện về các hành động ngược đãi người nô lệ da đen trong nhiều gia đình người da trắng cũng như các hoạt động bí mật giải cứu nô lệ đưa lên miền Bắc nước Mỹ qua một tuyến hỏa xa ngầm. Bản thân Harriet cũng được tiếp xúc với không ít nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc và đó là cơ sở giúp bà có những thuận lợi trong việc sáng tác nên "Túp lều bác Tôm" sau này.
Tại đây, Harriet thường xuyên được nghe kể những câu chuyện về các hành động ngược đãi người nô lệ da đen trong nhiều gia đình người da trắng cũng như các hoạt động bí mật giải cứu nô lệ đưa lên miền Bắc nước Mỹ qua một tuyến hỏa xa ngầm. Bản thân Harriet cũng được tiếp xúc với không ít nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc và đó là cơ sở giúp bà có những thuận lợi trong việc sáng tác nên "Túp lều bác Tôm" sau này.
Năm 1836, Harriet kết hôn với Calvin Ellis Stowe, một mục sư góa vợ. Harriet và Calvin có với nhau 7 người con. Với một gia đình đông người như vậy, Harriet phải xoay xỏa đủ việc để trang trải cuộc sống. Vừa chăm con, bà vừa tham gia viết bài cho các tờ báo địa phương. Bà làm thơ, viết sách hướng dẫn du lịch, viết truyện cho trẻ em và cả tiểu thuyết cho người lớn. Tuy nhiên, trước khi "Túp lều bác Tôm" ra đời, mức thu nhập từ việc viết lách của Harriet là khá khiêm tốn.
Ra mắt độc giả vào năm 1852, tiểu thuyết "Túp lều bác Tôm" đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới quan điểm của những người tiến bộ trong tầng lớp da trắng cũng như nhận được sự đồng cảm sâu sắc của những người nô lệ da đen. Ngay trong tuần đầu tiên, 5.000 bản in đã được bán hết. Chỉ trong 1 năm, cuốn sách đã có lượng phát hành khổng lồ (tính riêng ở Mỹ là 300.000 bản). Ở Anh, cuốn sách còn được đón chào nồng nhiệt hơn. Cho đến năm 1854, tức là 2 năm sau khi sách ra đời, ước tính cuốn tiểu thuyết đã được dịch ra hơn 60 thứ tiếng trên thế giới.
Sau khi ra mắt bạn đọc, cuốn tiểu thuyết đã tạo nên một sự phân hóa lớn giữa các tầng lớp cư dân Mỹ ở hai miền Nam - Bắc.
Tại miền Nam, người ta cho rằng tác phẩm này là sự cáo buộc các định chế xã hội, là sự phản ảnh không chính xác hiện thực cuộc sống… Bởi vậy, cuốn sách bị cấm phổ biến và những người lưu giữ cuốn sách cũng bị liên đới. Trong khi đó, tại miền Bắc, nhờ cuốn sách mà phong trào bãi nô đã được tăng cường thêm hàng vạn thành viên.
Tại miền Nam, người ta cho rằng tác phẩm này là sự cáo buộc các định chế xã hội, là sự phản ảnh không chính xác hiện thực cuộc sống… Bởi vậy, cuốn sách bị cấm phổ biến và những người lưu giữ cuốn sách cũng bị liên đới. Trong khi đó, tại miền Bắc, nhờ cuốn sách mà phong trào bãi nô đã được tăng cường thêm hàng vạn thành viên.
Một số sử gia cho rằng, "Túp lều bác Tôm" chính là mồi lửa làm bùng lên cuộc nội chiến ở Mỹ kéo dài từ năm 1861 đến 1865 giữa các bang ở miền Bắc và các bang chiếm hữu nô lệ ở miền Nam, nhờ thế mà chế độ nô lệ ở Mỹ bị xóa bỏ.
Tất nhiên, vấn đề này còn nhiều điều phải bàn, nhưng theo như Hatty, con gái của Harriet Beecher Stowe kể lại thì năm 1862, trong một lần Harriet đến gặp Tổng thống Lincoln để yêu cầu ông có những quyết sách đẩy mạnh hơn nữa công cuộc giải phóng nô lệ, câu đầu tiên mà vị Tổng thống này thốt ra là: "Vậy ra bà là người phụ nữ nhỏ bé đã viết nên tác phẩm gây ra cuộc chiến vĩ đại này".
Tất nhiên, vấn đề này còn nhiều điều phải bàn, nhưng theo như Hatty, con gái của Harriet Beecher Stowe kể lại thì năm 1862, trong một lần Harriet đến gặp Tổng thống Lincoln để yêu cầu ông có những quyết sách đẩy mạnh hơn nữa công cuộc giải phóng nô lệ, câu đầu tiên mà vị Tổng thống này thốt ra là: "Vậy ra bà là người phụ nữ nhỏ bé đã viết nên tác phẩm gây ra cuộc chiến vĩ đại này".
"Túp lều bác Tôm" - tác phẩm được cho đã góp phần phát động cuộc Nội chiến Mỹ những năm 1861 - 1865 nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ. |
Nhân vật bác Tôm trong tiểu thuyết ngoài đời có tên gọi Johan Henson.
Johan Henson từng bị tách lìa khỏi gia đình từ nhỏ và trước khi trở thành nô lệ cho một chủ đồn điền thuốc lá, ông đã bị bán đi bán lại tới 3 lần. Năm 1830, sau 30 năm làm việc tại đồn điền này, trong điều kiện bị ngược đãi và nơi ăn chốn ở hôi hám, bẩn thỉu, lại nghe nói mình sắp bị bán cho chủ khác, Johan Hanson đã cùng gia đình chạy trốn sang Canada.
Harriet đã gặp Johan Hanson trong một lần ông đến một bang ở Bắc Mỹ để nói chuyện về sự bất nhân của chế độ nô lệ.
Johan Henson từng bị tách lìa khỏi gia đình từ nhỏ và trước khi trở thành nô lệ cho một chủ đồn điền thuốc lá, ông đã bị bán đi bán lại tới 3 lần. Năm 1830, sau 30 năm làm việc tại đồn điền này, trong điều kiện bị ngược đãi và nơi ăn chốn ở hôi hám, bẩn thỉu, lại nghe nói mình sắp bị bán cho chủ khác, Johan Hanson đã cùng gia đình chạy trốn sang Canada.
Harriet đã gặp Johan Hanson trong một lần ông đến một bang ở Bắc Mỹ để nói chuyện về sự bất nhân của chế độ nô lệ.
Mặc dù trong đời, nữ văn sĩ Harriet Beecher Stowe có tới cả chục cuốn tiểu thuyết được xuất bản nhưng "Túp lều bác Tôm" là cuốn sách thành công nhất, đưa tên tuổi của bà lên vị trí là một trong số các nhà văn hiện thực tiên phong, lưu danh hậu thế với một niềm kiêu hãnh xứng đáng.
Năm 1853, Harriet Beecher Stowe có chuyến vòng quanh châu Âu để diễn thuyết về tác phẩm của mình. Tại Anh, bà bất ngờ được nhận một món quà quý: Đó là bản kiến nghị đòi bãi bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ của Hội Chống nô lệ với chữ ký của hơn nửa triệu người, được lưu trong 26 quyển sách.
Năm 1874, Harriet Beecher Stowe chuyển về sống ở Hartford, Conecticut. Bà qua đời ngày 1/7/1896. Lễ tang của nữ văn sĩ đã được cử hành trọng thể và thi hài bà được an táng tại Học viện Phillips ở Andover, bang Massachusetts.
Hiện tại, ngôi nhà mà Harriet gắn bó những năm cuối đời ở Conneticut đã được lưu giữ làm nhà lưu niệm với nhiều thư từ tài liệu quý, giúp độc giả có điều kiện tìm hiểu thêm về thân thế và sự nghiệp của người nữ văn sĩ tài hoa này.