pnvnonline@phunuvietnam.vn
Nuốt nghẹn ở thực quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán
1. Nuốt nghẹn ở thực quản là gì?
Nuốt nghẹn ở thực quản là tình trạng các loại thức ăn lỏng hoặc rắn không thể đi qua thực quản một cách dễ dàng để xuống dạ dày, khiến người bệnh cảm giác có thứ gì đó mắc kẹt tại cổ họng khi nuốt. Người bị nuốt nghẹn ở thực quản có thể bị tắc lại thức ăn ở thực quản trong lúc cố gắng nuốt thức ăn.
Nuốt nghẹn ở thực quản không phải lúc nào cũng là biểu hiện của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đôi khi nuốt nghẹn ở thực quản chỉ là một biểu hiện tạm thời và sẽ tự biến mất sau đó mà không cần can thiệp y tế.
2. Nguyên nhân gây nuốt nghẹn ở thực quản
- Ăn thức ăn với số lượng lớn: Thức ăn sai các quá trình nhai ở khoang miệng sẽ được tạo thành các viên nuốt. Nếu ăn quá nhiều thức ăn có thể khiến kích thước viên nuốt quá lớn và không thể di chuyển dễ dàng qua ống thực quản gây nuốt nghẹn.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Dịch vị trong trào ngược dạ dày thực quản có thể làm tổn thương bề mặt thực quản, tạo nên các mô sẹo co kéo khiến kích thước thực quản thu nhỏ. Sự thu nhỏ kích thước thực quản dễ khiến tình trạng nuốt nghẹn ở thực quản diễn ra.
- Ung thư thực quản: Các tế bào ung thư thực quản có thể tạo thành các khối u chèn ép vào lòng thực quản, gây cản trở đường đi của thức ăn và gây nuốt nghẹn ở thực quản.
- Herpes simplex labialis: Khi Herpes simplex labialis xâm nhập thực quản có thể sẽ gây nên tình trạng viêm thực quản. Triệu chứng điển hình của tình trạng này là đau ngực và nuốt nghẹn.
- Ung thư: Những ung thư xảy ra ở các vị trí khác trong cơ thể có thể di căn đến thực quản, tạo thành các khối u gây cản trở thức ăn khiến nuốt nghẹn ở thực quản xảy ra.
- Dị ứng: Sự dị ứng của cơ thể đối với một số tác nhân có thể khiến thực quản trở nên phù nề, làm giảm kích thước lòng thực quản, cản trở thức ăn di chuyển gây nuốt nghẹn ở thực quản.
3. Chẩn đoán nuốt nghẹn ở thực quản như thế nào?
Để chẩn đoán chính xác tình trạng nuốt nghẹn ở thực quản và nguyên nhân gây ra tình trạng này, người ta sẽ kết hợp các yếu tố bao gồm những triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán.
3.1. Triệu chứng lâm sàng
Người bệnh có biểu hiện đặc trưng là cảm giác có thứ gì đó mắc nghẹt lại cổ họng khi nuốt có thể đi kèm hoặc không đi kèm với một số triệu chứng khác. Những triệu chứng thường hay đi kèm với khó nuốt như chảy nước bọt, khàn giọng, ợ nóng, đau khi nuốt, ho, sụt giảm thể trọng,...
Đối với trẻ em, người ta có thể quan tâm thêm đến một số triệu chứng khác bao gồm không thích ăn một số loại thực phẩm, có nước bọt chảy ra từ khóe miệng, nôn, khó thở, sụt cân,...
3.2. Xét nghiệm chẩn đoán
Để chẩn đoán chính xác tình trạng nuốt nghẹn ở thực quản do nguyên nhân gì gây ra, một số xét nghiệm có thể được áp dụng trên người bệnh.
- Nội soi thực quản: Bác sĩ sẽ quan sát toàn bộ thực quản của người bệnh thông qua một camera được đưa vào cơ thể người bệnh nhờ một ống mềm. Nội soi có thể cho thấy hình ảnh tổn thương cụ thể tại thực quản.
- Chụp X-quang có cản quang: Người bệnh sẽ được yêu cầu sử dụng một loại thuốc cản quan trước khi cho chụp Xquang. Sự lắng đọng thuốc với đặc điểm khác nhau giữa các vùng thực quản có thể cho thấy hình ảnh tổn thương và định hướng chẩn đoán.
- Đo áp lực thực quản: Người bệnh sẽ được do áp lực thực quản, mức độ co bóp của các cơ thực quản thông qua một thiết bị chuyên dụng để đánh giá khả năng cử động của thực quản.
Qua đó thấy rằng, nuốt nghẹn ở thực quản tuy rằng có thể chỉ là phản ứng của cơ thể với sự ăn uống không hợp lý nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, nếu có nuốt nghẹn thực quản xảy ra kéo dài, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguồn dịch:
https://www.healthline.com/health/difficulty-in-swallowing#diagnosis