Đầu thế kỷ 20 ở Thụy Điển, lần đầu tiên trên thế giới có một kẻ đã gửi bom thư đến giám đốc các công ty lớn. Lời tuyên chiến với các đại gia này thực chất chỉ là hành động bột phát của một nhà phát minh tài năng nhưng bị thất vọng. Đó là Martin Ekenberg (1870 - 1910).
Lời đe dọa kèm bom thư
Lời đe dọa kèm bom thư
Một bài báo đe dọa khủng bố được gửi đến tờ "Aftonbladet" của Thụy Điển vào một ngày tháng 10/1909, người ký tên là Justus Felix đại diện "Tòa án xã hội dân chủ, Ủy ban thi hành án". Justus Felix viết: "Chúng tôi trừng phạt bọn tội phạm xã hội, chủ ngân hàng, chủ bút các báo và lên án lũ ký sinh trùng ăn bám xã hội, lừa dối công nhân để sống một cuộc sống thừa mứa trong nhung lụa”.
Tác giả kết thúc bằng lời tuyên chiến: "Chúng tôi tin vào tác dụng kỳ diệu của những quả bom. Thứ tự những kẻ bị trừng phạt sẽ được xác định bằng cách … rút thăm”.
Tác giả bức thư nói trên đã có sẵn một giải pháp đơn giản nhưng rất khủng khiếp. Y đã tìm được đường đưa trực tiếp trái bom vào phòng làm việc bằng đường bưu điện và đặt lên bàn giấy của nạn nhân. Y cũng đã tính đến việc để cho chính nạn nhân sẽ là người phát hỏa.
Trước đó 5 năm, người đàn ông mang bí danh Justus Felix đã 2 lần ra tay thành công. Sáng sớm ngày 19/8/1904, khi Karl Fredrik Lundin - Giám đốc Công ty chế tạo máy ly tâm Thụy Điển đến văn phòng, ông thấy một gói bưu phẩm lạ trên bàn, trong đựng một hộp gỗ nhỏ nhưng rất nặng và nắp được chốt bằng móc sắt.
Sau khi tháo bỏ móc sắt, Lundin mở nắp hộp nhưng có vẻ như nắp bị kẹt. Ông dùng sức cậy tung nắp hộp ra. Một tiếng nổ đinh tai vang lên và từ trong hộp lửa phụt thẳng vào Lundin, đốt cháy áo vét, áo sơ mi và mặt ông làm mắt ông gần như mù hẳn. Vài ngày sau, cảnh sát nhận được bưu thiếp của kẻ đánh bom tự nhận là một cựu nhân viên của công ty. Tuy nhiên, cảnh sát đã phải gác vụ án lại vì không tìm được dấu vết nào.
Sau khi tháo bỏ móc sắt, Lundin mở nắp hộp nhưng có vẻ như nắp bị kẹt. Ông dùng sức cậy tung nắp hộp ra. Một tiếng nổ đinh tai vang lên và từ trong hộp lửa phụt thẳng vào Lundin, đốt cháy áo vét, áo sơ mi và mặt ông làm mắt ông gần như mù hẳn. Vài ngày sau, cảnh sát nhận được bưu thiếp của kẻ đánh bom tự nhận là một cựu nhân viên của công ty. Tuy nhiên, cảnh sát đã phải gác vụ án lại vì không tìm được dấu vết nào.
9 tháng sau, quả bom thứ hai phát nổ. Lần này nó không trúng đích nhưng cũng gây tác hại không kém quả bom đầu tiên. Vì gói bưu phẩm không được dán đủ tem, nên ông công chứng viên Alfred Valentin từ chối nhận vì nếu nhận sẽ phải trả thêm cước bưu điện. Gói bưu phẩm được trả lại bưu điện.
Tại đó, nhân viên đưa thư Johan Gottfrid Sundvall mở ra, thấy một cái ống gỗ, bên trong có một lọ nước hoa. Khi anh này mở nút, lọ nước hoa phát nổ ngay trong tay, cắt đứt ngón tay và mảnh thủy tinh văng ra trúng ngay mắt anh.
Lần đầu mối nhờ nét chữ viết tay
Cảnh sát bó tay. Các chuyên gia thuốc nổ bị ấn tượng mạnh mẽ, vì kết cấu tinh vi, khủng khiếp của loại bom này và nó rõ ràng phải là tác phẩm của một nhà sáng chế tài năng. Lá thư thủ phạm nhận gây ra vụ đánh bom thứ hai cũng không cung cấp dấu vết nào cho cảnh sát và hồ sơ vụ án lại bị xếp xó.
Năm 1909, vài ngày sau khi lá thư với lời lẽ đe dọa của “Tòa án xã hội dân chủ” được công bố, một bưu phẩm được gửi đến John Hammar chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu Thụy Điển, trong có một ống các tông màu đen. Ông chủ tịch mở cái ống đó và ngay lập tức thét lên đau đớn. Ông ta gục trên sàn, bị mất mấy ngón tay và quần áo bị xé nát.
Sau đó, thủ phạm cũng gửi thư nhận đã gây ra vụ này. Chính lá thư viết tay đó đã dẫn dắt đến manh mối thủ phạm. Tạp chí "Dagen" công bố bức thư và đẩy cả nước Thụy Điển vào một cơn hoảng loạn. Hàng loạt bưu phẩm bị từ chối nhận. Quà tặng bị người nhận để nguyên đai kiện nộp cho cảnh sát.
Một người tên Alf Larsson đọc thư của thủ phạm và thấy nét chữ khá giống nét chữ một người quen. Anh báo ngay cho cảnh sát và tỏ ý nghi ngờ người bạn, cũng là đối tác làm ăn lâu năm của anh ta là tiến sĩ Martin Ekenberg.
Sau đó, thủ phạm cũng gửi thư nhận đã gây ra vụ này. Chính lá thư viết tay đó đã dẫn dắt đến manh mối thủ phạm. Tạp chí "Dagen" công bố bức thư và đẩy cả nước Thụy Điển vào một cơn hoảng loạn. Hàng loạt bưu phẩm bị từ chối nhận. Quà tặng bị người nhận để nguyên đai kiện nộp cho cảnh sát.
Một người tên Alf Larsson đọc thư của thủ phạm và thấy nét chữ khá giống nét chữ một người quen. Anh báo ngay cho cảnh sát và tỏ ý nghi ngờ người bạn, cũng là đối tác làm ăn lâu năm của anh ta là tiến sĩ Martin Ekenberg.
Cú “trả đũa” của nhà phát minh bị “thất sủng”
Vào thời điểm đó, tiến sĩ Ekenberg 39 tuổi đang sống tại London (Anh). Nhà hóa học này đã trải qua một sự nghiệp sáng chế khoa học gầp ghềnh, đầy những phát kiến thiên tài và những thất bại nản lòng. Ekenberg đã từng phát minh ra sữa bột và là người đưa ra ý tưởng xây dựng tàu cá lênh đênh ngoài khơi để chế biến cá ngay sau khi được đánh bắt.
Ông cũng là người tìm cách phát triển một quy trình đo hàm lượng mỡ trong sữa – tuy nhiên, ý tưởng đó bị chính tay giám đốc của ông cho là vô lý.
Cảnh sát đã chắp nối được tất cả các chi tiết liên quan đến Ekberg. Nạn nhân John Hammar - Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu Thụy Điển, là người đã ngăn cản đầu tư vào ý tưởng nhà máy cá nổi của Ekenberg. Karl Frederik Lundin, nạn nhân vụ đánh bom thứ nhất, là tay giám đốc đã quyết định ngừng cấp kinh phí cho những thí nghiệm liên quan đến sữa của Ekenberg.
Lòng căm thù lớn dần, cho đến khi ông ta lắp ráp được một loại bom, đóng gói nó và gửi đi theo đường bưu điện.
Lòng căm thù lớn dần, cho đến khi ông ta lắp ráp được một loại bom, đóng gói nó và gửi đi theo đường bưu điện.
Khi bị hỏi cung tại Anh, nhà khoa học lịch thiệp này đã khéo léo bác bỏ tất cả và không hề tỏ ra là một tội phạm nguy hiểm, đến nỗi, những sĩ quan điều tra từ Thụy Điển sang Anh đã bán tín, bán nghi về tội trạng của ông ta. Mãi đến khi họ tìm thấy trong xưởng của Ekenberg những nguyên liệu ông này dùng để chế bom, họ mới biết rằng, chính Ekenberg là thủ phạm.
Thế giới đã ghi nhận 34 phát minh, sáng chế của Ekenberg. Tuy nhiên, ông ta chỉ nổi tiếng vì một phát kiến duy nhất: Bom thư. Martin Ekenberg đã đi vào lịch sử như là người đầu tiên chế tạo và sử dụng bom thư. Ông ta đã không bao giờ bị đưa ra xét xử, vì trước khi bị dẫn độ từ Anh về Thụy Điển, nhà phát minh tài năng nhưng đầy thất vọng này đã chết trong nhà giam ở Brixton, vì bị tai biến mạch máu não.
Những “hậu duệ” của Ekenberg
Sau hàng loạt vụ bom thư của Martin Ekenberg, ngày 3/4/1996, cảnh sát bắt được nhà Toán học Theodore Kaczynski chuyên gửi bom thư đến các giáo sư đại học và hội đồng quản trị các hãng hàng không. Từ 1978 đến 1995, Theodore John Kaczynski đã gửi 16 bom thư tới khắp nơi trên nước Mỹ làm chết 3 người và bị thương 23 người.
Ngày 1/10/1997, chuyên gia đo đạc trắc địa và chế bom thư người Áo Franz Fuchs đã bị bắt. Từ 1993 đến 1995, một loạt các vụ đánh bom với mục tiêu kỳ thị người nước ngoài đã reo rắc kinh hoàng lên nước Áo và Đức. Franz Fuchs đã gửi tổng cộng 25 bom thư làm 4 người chết và 15 người bị thương, chủ yếu là người nhập cư hoặc những người bênh vực người nhập cư.