Hội chứng bàn chân ngập nước và nước ăn chân là 2 bệnh phổ biến trong mùa lũ

Hằng Trần
22/10/2020 - 17:58
Hội chứng bàn chân ngập nước và nước ăn chân là 2 bệnh phổ biến trong mùa lũ
Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai loại bệnh về da ở chân thường xảy ra trong mùa lũ là: hội chứng bàn chân ngập nước (Trench Foot) và nước ăn chân (Tinea Pedis). Theo đó, các bạn sẽ biết được cách chữa trị kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Liên tiếp các trận bão lũ đang hoành hành tại các tỉnh miền Trung Việt Nam, gây ra thiệt hại nặng nề về người và của cho người dân nơi đây. Cùng với đó, những cơn lũ cũng kéo theo các bệnh nguy hiểm về da ở vùng bàn chân do phải dầm nước và tiếp xúc nhiều với bùn bẩn.

Liên quan tới vấn đề này, PGS.TS Huỳnh Wynn Trần - Assistant Professor tại ĐH Y khoa California Northstate University, Sacramento, California, Hoa Kỳ đã có lời giải đáp cụ thể để mọi người nắm rõ các kiến thức cần thiết về loại bệnh này.

Chuyên gia chỉ ra hai loại bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ và cách chữa trị - Ảnh 1.

PGS.TS Huỳnh Wynn Trần - Assistant Professor tại ĐH Y khoa California Northstate University, Sacramento, California, Hoa Kỳ.

1. Hội chứng bàn chân ngập nước (Chân sưng đau do ngập nước)

1.1 Các triệu chứng

Đây là một bệnh nguy hiểm do bàn chân ngâm quá lâu trong nước. Bệnh này nổi tiếng hồi chiến tranh thế giới thứ 1 do rất nhiều binh sĩ Mỹ và Anh tử vong do phải ngâm chân trong nước quá lâu dẫn đến sưng viêm, nhiễm trùng và hoại tử.

Lý do chính là khi đôi bàn chân ở quá lâu trong nước, hàng giờ cho đến hàng chục giờ như trong cơn lũ, thì các mạch máu và dây thần kinh sẽ bị tổn thương. Nước lạnh càng làm sự tổn thương diễn ra nhanh hơn.

Điểm quan trọng nhất để chữa trị bệnh này là quý vị cần phải giữ cho đôi bàn chân khô ráo, dù chỉ là một chút thời gian.

Chuyên gia chỉ ra hai loại bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ và cách chữa trị - Ảnh 2.

- Chân lạnh cóng, da nhăn nheo, bàn chân trở nên nặng nề.

- Cảm giác tê tê, hoặc mất cảm giác một phần hay toàn bộ vùng bàn chân.

- Sưng đỏ, nổi hạt nước, nổi mẩn ở da bàn chân.

- Bong da từng lớp, ngứa ngáy.

1.2 Các biến chứng

- Viêm, sưng và nhiễm trùng bàn chân dẫn đến hoại tử, thậm chí tử vong do nhiễm trùng cấp tính khi xuất hiện vết lở loét.

- Cưa chân hoặc một vùng bàn chân.

- Mất cảm giác vùng chân, đi đứng không vững.

- Lở loét vùng bàn chân.

1.3 Cách chữa trị

- Tháo giày dép, rửa sạch bàn chân ngập nước bằng nước sạch.

- Giữ chân khô ráo.

- Rửa sạch các vết thương và bôi thuốc chống nhiễm trùng.

- Kê chân cao, nằm xuống để giúp máu lưu thông về chân tốt hơn.

- Có thể chườm bịch nước ấm vào vùng chân lạnh trong vài phút nhưng quan trọng nhất là giữ khô.

- Mang ủng/giày hoặc boots cao để giữ bàn chân khô ráo. (Các đoàn từ thiện có thể giúp/ủng hộ mua các đôi giày ủng cao để bảo vệ bàn chân của người dân vùng lũ).

2. Bệnh nước ăn chân (nấm chân)

Đây là bệnh thường xảy ra ở vùng lũ do vi khuẩn và nấm ăn vào chân, chủ yếu ở khe và kẽ giữa các ngón chân.

Bệnh này thường xảy ra ở người có hệ miễn dịch yếu như tiểu đường, bệnh phổi, hay các bệnh mãn tính khác.

2.1 Triệu chứng:

- Ngứa vùng chân, tróc các lớp vảy nhỏ như vảy cá, vùng da xung quanh vùng vảy nổi ửng đỏ.

- Nổi lên các mụn nước nhỏ li ti, có thể vỡ ra.

- Các nấm nhỏ li ti mọc ở vùng ngứa.

Chuyên gia chỉ ra hai loại bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ và cách chữa trị - Ảnh 4.

2.2 Cách chữa trị:

- Tháo bỏ giày dép và giữ khô bàn chân.

Một số người cho rằng mang tất/vớ kín sẽ chữa trị tốt hơn. Điều này hoàn toàn sai lầm vì nấm trong môi trường khép kín ẩm ướt thì càng phát triển nhiều hơn.

- Đối với bệnh nấm ăn chân, bạn phải chữa khỏi hoàn toàn mới có thể để bàn chân tiếp xúc với nước, vì khi chân bị nấm ăn đồng nghĩa với việc vùng da ở chân đã bị tổn thương. Do đó, khi tiếp xúc thì sẽ làm tăng khả năng tái nhiễm.

- Có thể sử dụng kem trị nấm họ Ketoconazole/Clotrimazole hay Lamisil để chữa trị bệnh này. Đây đều là các loại thuốc có khả năng trị khỏi bệnh này hoàn toàn.

- Các bạn có thể dùng kết hợp  với kem kháng viêm hay thuốc ngứa trong trường hợp viêm ngứa chung với viêm nấm.

- Không dùng chung chân giày/dép với người bị nước ăn chân vì có thể bị lây nhiễm chéo.

- Biến chứng của bệnh này khi chữa trị không đến nơi gồm viêm tê bàn chân, nhiễm trùng sâu hơn, hoặc lở loét không lành.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 19 giờ tối nay (21/10), bão số 8 – Saudel đang ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 520km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão đã mạnh lên cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 13. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.

Trả lời báo Tuổi Trẻ, ông Hoàng Phúc Lâm, phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay dự báo còn tương đối xa, nhưng khả năng cao áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão trên và lại hướng về Trung Trung Bộ nên dự báo từ 24 đến 26-10 ở Trung và Nam Trung Bộ có mưa to trở lại.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm