Đó là thông tin được chia sẻ từ bác sĩ Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai). Được biết, các thí nghiệm trên chuột cho thấy, hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc quy định nồng độ đường máu, đặc biệt là giữa các bữa ăn. “Asprosin được ‘chế tiết bởi các tế bào mỡ đi tới gan, khiến gan ngay lập tức sản xuất glucose", Chopra, một thành viên nhóm nghiên cứu nói.
Tương lai, bệnh nhân bị tiểu đường có thể không cần dùng insulin |
Loại hormone đặc biệt này được các nhà khoa học phát hiện bằng cách phân tích ADN của hai người mắc hội chứng Progeroid sơ sinh (NPS), một hội chứng hiếm gặp khiến họ có nồng độ thấp các chất béo có hại trong máu. Khi nồng độ glucose máu tăng lên, sự sản xuất Asprosin bị đình trệ. Hai người mắc hội chứng NPS không có cơ chế này để tăng đường máu nên họ luôn cảm thấy mệt mỏi.
Nhóm nghiên cứu của Chopra cũng đã đăng ký bằng sáng chế và đang thử nghiệm một loại kháng thể Anti-Asprosin cho chuột bị tiểu đường với kết quả khả quan. Dự kiến, có thể tiến hành thực nghiệm trên người trong một vài năm tới. “Trong tương lai, bệnh nhân bị tiểu đường sẽ giảm bớt hoặc không cần dùng insulin nữa. Thay vào đó, họ sẽ được tiêm kháng thể Anti-Asprosin một lần mỗi tuần để giảm đường máu”.
Theo thống kê, tại Việt Nam có gần 5 triệu người mắc tiểu đường. Một nửa số này không hề biết mình có bệnh và chỉ đến viện khi đã có biến chứng nguy hiểm.