Mahendra Ahirwar bị bệnh cơ bẩm sinh, làm cơ trong cổ của cậu quá yếu, khiến đầu bị ngoẹo ở góc 180 độ. Cha của Mukesh Ahirwar, 41 tuổi và mẹ 36 tuổi, đã mất nhiều năm đưa con đi khám bác sĩ nhưng không một ai có thể giúp đỡ cậu.
Mukesh Ahirwar bị chứng ngoẹo đầu 180 độ trong 12 năm |
Do khó khăn trong cuộc sống và bị hành hạ bởi những cơn đau, cha mẹ của Mahdendra thừa nhận, họ từng muốn con trai có thể chết, thay vì phải tiếp tục chịu đựng những cơn đau.
Cuộc sống của Mahendra đã trở thành một cuộc tranh đấu mỗi ngày, nơi cậu bé phải sống hoàn toàn dựa vào mẹ. Trong khi em trai Manisha Surendra (8 tuổi), có thể đến trường và anh trai Lalit đã cố gắng để tìm được việc làm, cậu đã bị bỏ lại ở nhà. Ngay cả bạn bè cũng thường xuyên tách Mahendra ra khỏi các trò chơi, khiến cậu rất ít khi có thể tham gia.
Mukesh Ahirwar chụp ảnh cùng bạn bè |
Sau khi biết được hoàn cảnh của cậu bé 13 tuổi này, Julie Jones (Liverpool, Anh) đã quyết định tìm mọi cách giúp đỡ Mahendra có thể phẫu thuật. “Đó là bi kịch. Tôi nghĩ đến con trai của mình, tôi sẽ cảm thấy thế nào nếu con trai mình trong tình huống đó”, Jones nói.
Mukesh Ahirwar cùng gia đình của mình |
"Tôi đã lên mạng và tìm thấy một website kêu gọi sự tài trợ của cộng đồng – Crowdfunding, tạo một tài khoản”, Jones chia sẻ. Trong vòng 28 ngày kể từ ngày lập tài khoản, Jones đã kêu gọi được 12.000 bảng Anh (khoảng 390 triệu đồng), nhưng cô không bao giờ tưởng tượng, hành động của cô cuối cùng cũng có thể giúp Mahendra thực hiện phẫu thuật.
Julie Jones giúp kêu gọi tiền hỗ trợ để cậu bé được phẫu thuật |
Bác sĩ phẫu thuật cột sống Rajagopalan Krishnan, Bệnh viện Apollo (Delhi), đã thực hiện phẫu thuật sau khi Julie Jones hoàn tất việc kêu gọi giúp đỡ cậu bé. "Tôi chắc chắn rằng, tôi có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho cậu bé. Cậu ấy có thể nhìn thế giới thẳng chứ không phải là nghiêng”, Rajagopalan Krishnan cho biết.
Julie Jones và Rajagopalan Krishnan đã giúp cậu bé 12 tuổi có được cuộc sống bình thường |
Mahendra đã dành 2 tuần trong bệnh viện trước khi trở về ngôi làng của mình, nơi mà gia đình và cộng đồng đang chờ đợi mình. Mahendra sẽ phải để nẹp cổ trong khoảng 6 tháng và cần tái khám, kiểm tra sức khỏe thường xuyên với bác sĩ Krishnan. Mahendra nói: "Tôi chưa từng hy vọng có thể nhận được những điều tốt hơn trong cuộc sống. Nhưng bây giờ, tôi rất ổn, ước mơ của tôi lại tăng lên. Tôi muốn thành công trong cuộc sống hiện tại”.