Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B (Hà Nội) vừa rà soát "khó hiểu" về giấy chứng nhận biết bơi khiến nhiều phụ huynh hoang mang. Ảnh: Thanh Hùng. |
"Từ lớp 1 đến giờ, nhà trường không hề có một tiết dạy bơi nào. Theo cô giáo chủ nhiệm, nếu tham gia các con sẽ phải đi bộ từ trường sang Trung tâm Thể dục thể thao của quận Thanh Xuân - một quãng đường khá xa - để học vào các buổi chiều bắt đầu từ đầu tháng 4 tới. Đó là thời điểm các con ôn tập để thi học kỳ vì 10/5 đã phải kết thúc năm học để làm hồ sơ", chị Trang chia sẻ.
Nhiều phụ huynh trong lớp con chị Trang đã đến Trung tâm văn hóa Quận – nơi sẽ cung cấp giấy chứng nhận biết bơi cho học sinh sau khóa học, thì được nhân viên và giáo viên ở đây cho hay đây là cam kết giữa UBND quận với các trường tiểu học trên địa bàn và trung tâm.
“Trong giấy trường phát về có ô lựa chọn: Phụ huynh có thể tự cho con đi học bơi và nộp giấy chứng nhận về cho trường. Nhưng điều bất cập là nếu đăng ký học ở đâu thì làm sao mà kịp để có được giấy chứng nhận vào cuối năm. Nếu không có chứng nhận bơi thì có ảnh hưởng gì tới việc chuyển cấp của con không? Chưa kể thời tiết giao mùa, cho con đi học bơi chỉ lo con sẽ ốm”, chị Trang bức xúc.
Trả lời PV Báo Phụ nữ Việt Nam về những băn khoăn của phụ huynh, bà Ngô Thanh Huyền, Hiệu trưởng trường Tiểu học Đặng Trần Côn B cho hay: Đây là một trong những việc nhằm thực hiện Đề án giáo dục của quận Thanh Xuân giai đoạn năm 2016- 2020. Trong đó có mục tiêu 100% học sinh tiểu học khi hoàn thành cấp học này biết bơi và phấn đấu các học sinh lớp 5 trong năm học này tốt nghiệp là biết bơi. "Chúng tôi mong các phụ huynh giúp đỡ, phối hợp với nhà trường để thực hiện đề án mà UBND quận xây dựng", bà Huyền giải thích.
Tờ giấy được cho là để điều tra, khảo sát việc biết bơi mà trường TH Đặng Trần Côn B gửi về các phụ huynh. Ảnh: Thanh Hùng. |
Trả lời PV Báo Phụ nữ Việt Nam về những băn khoăn của phụ huynh, bà Ngô Thanh Huyền, Hiệu trưởng trường Tiểu học Đặng Trần Côn B cho hay: Đây là một trong những việc nhằm thực hiện Đề án giáo dục của quận Thanh Xuân giai đoạn năm 2016- 2020. Trong đó có mục tiêu 100% học sinh tiểu học khi hoàn thành cấp học này biết bơi và phấn đấu các học sinh lớp 5 trong năm học này tốt nghiệp là biết bơi. "Chúng tôi mong các phụ huynh giúp đỡ, phối hợp với nhà trường để thực hiện đề án mà UBND quận xây dựng", bà Huyền giải thích.
Hiệu trưởng Ngô Thanh Huyền dẫn chứng về mục tiêu đề án Quận Thanh Xuân xây dựng. Ảnh:Thanh Hùng. |
"Nhà trường không bắt buộc học sinh phải có giấy chứng nhận biết bơi và không hề có việc trường bắt buộc phải nộp lại tờ giấy được trường cho khảo sát. Nếu nói rằng bắt buộc thì có thể phụ huynh chưa thông hiểu ý của nhà trường. Trường khảo sát, để các em nào có giấy chứng nhận chứng tỏ đã biết bơi, còn nếu các con chưa có giấy chứng nhận thì nhà trường cùng với Quận sẽ có kế hoạch để dạy cho các con biết bơi", bà Huyền nói.
Theo bà Huyền, nếu các con không muốn đăng ký học bơi thì trường cũng không bắt buộc. Thông báo này không ảnh hưởng đến việc đánh giá, xếp loại học sinh.
"Trong phiếu thông báo, nhà trường cũng chỉ ghi là phụ huynh phối hợp với nhà trường tạo điều kiện cho các con học bơi để thực hiện Đề án Quận đề ra. Chúng tôi vẫn để một ô cho việc phụ huynh có thể cho con đăng ký học bơi ở bất kỳ nơi nào, chứ không nhất thiết phải qua trường hay đăng ký với Trung tâm thể dục thể thao quận. Phụ huynh không nộp lại cũng không sao. Phụ huynh nào còn băn khoăn, nhà trường sẵn sàng giải đáp", bà Huyền giải thích.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cho rằng, thông báo do nhà trường phát ra, hiếm phụ huynh nào không dám nộp lại. Có hợp lý không khi nhà trường gửi đi một thông báo mà thu về hay không cũng không quan trọng?
*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.