Phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai cần biết gì về vaccine ngừa COVID-19?

Kim Phụng
19/03/2021 - 09:00
Phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai cần biết gì về vaccine ngừa COVID-19?
Phụ nữ mang thai và đang chuẩn bị mang thai có những thắc mắc liên quan đển rủi ro và khả năng bảo vệ của vaccine ngừa COVID-19.

Khi mà vaccine ngừa COVID-19 trở nên phổ biến hơn và Việt Nam cũng đang triển khai tiêm vaccine AstraZeneca trên nhiều địa bàn thì, nhóm phụ nữ mang thai và đang có kế hoạch mang thai trong tương lai có nhiều câu hỏi liên quan tới rủi ro và lợi ích tiêm chủng.

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC, Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG)Hội Y học bà mẹ - trẻ em Hoa Kỳ (SMFM) đều đồng ý rằng, việc cung cấp vaccine cho phụ nữ mang thai là cần thiết nếu đủ điều kiện tiêm chủng.

Dưới đây là câu trả lời cho một số câu hỏi liên quan tới vaccine ngừa COVID-19 nếu như bạn đang mang thai hoặc đang cân nhắc tới việc mang thai, sớm hoặc trong tương lai.

Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng thông tin luôn được cập nhật. Bạn nên hỏi kỹ càng về các lợi ích và rủi ro mà bạn có thể gặp phải nếu như quan tâm tới vaccine ngừa COVID-19. Bởi điều kiện tiêm chủng còn phụ thuộc vào thể trạng, yếu tố nguy cơ phơi nhiễm,... khác.

1. Nguy cơ mà virus COVID-19 có thể gây ra đối với phụ nữ mang thai là gì?

COVID-19 có khả năng gây nguy hiểm cho tất cả mọi người. Mặc dù nguy cơ bị tiến triển nặng hơn và nguy cơ tử vong dựa trên số liệu báo cáo thực tế tới nay ở phụ nữ mang thai là rất thấp. Nhưng, nó sẽ cao hơn nếu như so sánh với những người đang không có thai và cùng tuổi.

  • Tham khảo thêm

    Biến chứng của virus COVID-19 và những nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng con người

Nếu như mang thai và nhiễm virus SARS-CoV-2 thì sẽ phải nhập viện và cần được chăm sóc tại phòng chăm sóc đặc biệt với yêu cầu chăm sóc mức độ cao bao gồm hỗ trợ máy thở và nguy cơ tử vong cũng cao hơn.

Vì thế, nếu như bạn đang mang thai bạn cũng sẽ cần quan tâm dến những rủi ro mà thai nhi có thể gặp phải khi mẹ nhiễm virus COVID-19. Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai nhiễm virus COVID-19 là tăng nguy cơ sinh non đặc biệt với những phụ nữ có các bệnh lý nền khác kèm theo.

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai 8

Nếu như mang thai và nhiễm virus SARS-CoV-2 thì sẽ phải nhập viện và cần được chăm sóc tại phòng chăm sóc đặc biệt (Ảnh: Internet)

Cho tới nay, các nghiên cứu vẫn chưa xác định được bất kì một dị tật bẩm sinh nào có liên quan tới các ca nhiễm virus COVID-19. Và, mặc dù virus này có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kì mang thai - nhưng đây dường như là một điều vô cùng hiếm gặp.

2. Những vaccine nào hiện tại có thể được tiêm cho phụ nữ mang thai

Tại Hoa Kỳ, có ba loại vắc xin COVID-19 được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho phép sử dụng khẩn cấp với mục đích giúp cơ thể thiết lập hàng rào miễn dịch ngăn chặn sự xâm nhập của virus COVID-19.

- Vaccine Pfizer/BioNTech

- Vaccine Moderna

- Vaccine Johnson&Johnson

Các nghiên cứu cho thấy cả ba loại vaccine này đều cực kỳ hiệu quả trong việc giảm nguy cơ tiến triển bệnh nặng, nhập viện và tử vong do COVID-19.

Hiện tại, Việt Nam đang tiến hành triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca. Và đây là Tất tần tật những thông tin liên quan tới vaccine mà Việt Nam đang triển khai tiêm chủng.

3. Sự an toàn của vaccine ngừa COVID-19 đối với phụ nữ mang thai là gì?

Hiện tại thì chưa có thử nghiệm vaccine nào lựa chọn đối tượng là phụ nữ đang mang thai nên việc cung cấp các dữ liệu còn rất hạn chế. Một số người tham gia thử nghiệm đã vô tình mang thai, và một số ít những người này đã được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Những nghiên cứu sâu hơn có thử nghiệm trên những người tình nguyện tiêm vaccine và đang mang thai sẽ được cân nhắc triển khai sớm.

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai 7

Cho tới nay, nhóm phụ nữ mang thai này dường như có cùng một tác dụng phụ đối với vaccine tương tự như nhóm người không mang thai (Ảnh: Internet)

Theo CDC theo dõi trên báo cáo cảu 30.000 người tiêm ngừa vaccine COVID-19 đã mang thai tại thời điểm chủng ngừa. Gần 1.800 người đã cung cấp chi tiết về những triệu chứng, phản ứng mà họ gặp phải sau khi tiêm chủng và kết quả mang thai.

Cho tới nay, nhóm phụ nữ mang thai này dường như có cùng một tác dụng phụ đối với vaccine tương tự như nhóm người không mang thai. Không ghi nhận trường hợp sẩy thai, thai bị chết lưu hay sinh non nào có liên quan tới vaccine đã được báo cáo.

3.1. Những điểm quan trọng về vaccine mRNA (Messenger RNA) - Vaccine Pfizer/BioNTech và Vaccine Moderna

- Khi được nghiên cứu và thử nghiệm trên động vật cho thấy vaccine mRNA không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hay gây ra bất kì một cản trở nào đối với việc mang thai

- Ở người, chúng ta vẫn biết rằng, có nhiều loại vacicne khác được khuyến khích tiêm cho phụ nữ mang thai và an toàn khi sử dụng trong thai kì. Khả năng miễn dịch từ mẹ có thể được truyền qua nhau thai và giữ an toàn cho em bé sau khi chào đời.

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai 5

Khi được nghiên cứu và thử nghiệm trên động vật cho thấy vaccine mRNA không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản (Ảnh: Internet)

Trường hợp tìm thấy kháng thể chống lại virus COVID-19 đầu tiên được báo cáo tại Isareal. Nghiên cứu này cho thấy, những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ đã tiêm chủng vaccine Pfizer-BioNTech COVID-19 trước khi sinh có tât cả các kháng thể chống lại viruscorona chủng mới.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Hadassah ở Jerusalem đã lấy mẫu máu từ dây rốn, cũng chính là máu được tìm thấy bên trong trẻ sơ sinh, của 40 trẻ sơ sinh, phát hiện ra rằng tất cả các kháng thể chống lại coronavirus mới, SARS-CoV-2, đều có mặt. Theo Times of Isreal, tất cả các bà mẹ có con được nghiên cứu đều được tiêm liều thứ hai khoảng một tuần trước khi sinh.

"Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi đã tìm thấy các kháng thể immunoglobulin G hoạt động chống lại protein đột biến của SARS-CoV-2, về cơ bản ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào các tế bào. Điều này sau nghiên cứu cho thấy rằng sữa [mẹ] có một loại kháng thể khác "Immunoglobulin A", Giáo sư Dana Wolf, trưởng khoa virus học của Hadassah, nói với báo Israel.

Tuy nhiên, câu hỏi vẫn có đó: "Liệu trẻ sẽ giữ được kháng thể trong thời gian bao lâu hoặc khả năng bảo vệ sẽ ở mức độ nào?". Tuy nhiên, nghiên cứu này đã là một phát hiện quan trọng để các phụ nữ mang thai yên tâm hơn đối với vaccine ngừa COVID-19.

- Vaccine mRNA không chứa bất kì một phân tử virus nào

- Các phần tử mRNA được sử dụng trong vaacine sẽ bị cơ thể chúng ta loại bỏ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Vì vậy các phần tử này khó có thể tiếp cận hoặc đi qua nhau thai.

3.2. Những điểm quan trọng về vaccine Johnson&Johnson

- Một phiên bản đã sửa lỗi của adenovirus đã được sử dụng trong vaacine J&J không thể tái tạo và gây bệnh. Cơ thể người được chủng ngừa sẽ nhanh chóng loại bỏ nó ra khỏi vết tiếp vì thế mà nó khó có thể đi qua nhau thai.

- Trong các thử nghiệm trên động vật thì vaccine này không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hay các vấn đề với thai kỳ.

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai 4

Một phiên bản đã sửa lỗi của adenovirus đã được sử dụng trong vaacine J&J không thể tái tạo và gây bệnh (Ảnh: Internet)

- Các loại vaccine tương tự như vậy được gọi là "adenovirus vector vaccine", đã được nghiên cứu trên người đối với virus HIV, Ebola và Zika. Những thử nghiệm này cho thấy người mang thai tham gia thử nghiệm không mang lại tác động nguy hiểm tới thai kì.

- Khả năng miễn dịch có thể được truyền qua nhau thai tới thai nhi sau khi sinh ra để giúp em bé có hàng rào miễn dịch ổn định sau sinh.

4. Còn về tác dụng phụ của vaccine thì sao?

Vaccine ngừa COVID-19 có thể gây ra một số tác dụng phụ như sốt 1-2 ngày sau khi tiêm chủng. Điều này xảy ra với tỷ lệ:

1-3% sau liều vaccine mRNA đầu tiên

15-17% sau liều vaccine MRNA thứ hai

(% sau khi tiêm vaccine một liều duy nhất Johnson&Johnson.

Tuy nhiên các cơn sốt này thường không cao và có thể được kiểm soát bằng acetaminophen - một loại thuốc hạ sốt an toàn cho bà bầu. Sốt cao là hiếm khi xảy ra.

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai 3

Vaccine ngừa COVID-19 có thể gây ra một số tác dụng phụ như sốt 1-2 ngày sau khi tiêm chủng (Ảnh: Internet)

5. Những điều cần lưu ý về vaccine ngừa COViD-19 nếu bạn đang mang thai

Xác định đủ điều kiện tiêm chủng là khác nhau giữa các quốc gia khác nhau. Và Những đối tượng ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 sẽ bắt đầu từ nhóm tiếp xúc nguy cơ cao, nhân viên y tế, người cao tuổi, tuyến đầu chống dịch,... và có một số yêu cầu sức khỏe nhất định.

Giả sử rằng vacine COVID-19 có sẵn cho bạn trong khi mang thai thì bạn hãy thảo luận với chuyên viên y tế về:

- Chủng ngừa ngay khi bạn đủ điều kiện

Bạn có thể quyết định làm điều này nếu bạn có thêm các yếu tố nguy cơ dẫn đến các biến chứng nặng do COVID-19 (chẳng hạn như huyết áp cao hoặc béo phì) và / hoặc nhiều lần tiếp xúc với COVID-19 từ công việc, gia đình hoặc cộng đồng của bạn.

- Có thể chờ tới khi sinh xong rồi mới tiêm chủng

Nếu như mang thai là yếu tố nguy cơ duy nhất có thể khiến bạn gặp phải các biến chứng nặng hơn nếu nhiễm COVID-19 và bạn có thể kiểm soát nguy cơ phơi nhiễm một cách chắc chắn nhờ giữ khoảng cách hợp lý, đeo khẩu trang hay rửa tay thường xuyên,... thì có thể lựa chọn tiêm ngừa sau khi sinh xong.

- Trì hoãn việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 khi xem xét các biện pháp điều chỉnh mức độ nguy cơ phơi nhiễm

Đa phần nọi người đều có thể có một số yếu tố nguy cơ và một số dạng tiếp xúc không kiểm soát được. Nếu điều này đúng trong trường hợp của bạn thì bạn vẫn có thể có thêm các lựa chọn.

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai 2

Đa phần nọi người đều có thể có một số yếu tố nguy cơ và một số dạng tiếp xúc không kiểm soát được (Ảnh: Internet)

Bạn có thể quyết định xem xét biện pháp điều chỉnh mức độ phơi nhiễm và trì hoãn việc tiêm chủng vaccine cho tới tam cá nguyệt thai kì thứ 2, khi mà nguy cơ sẩy thai tự nhiên thấp hơn. Hoặc có thể đợi cho tới khi em bé sinh ra.

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin liên quan tới Sẩy thai tự nhiên là gì và những điều cần lưu ý này.

- Chờ một loại vaccine khác được chấp thuận

Tuy nhiên đây không phải là một lựa chọn được khuyến khích. Khôn ngoan nhất là nên cân nhắc những loại vaccine đang có sẵn trong thời điểm hiện tại khi cân nhắc tới mức độ rủi ro và lợi ích.

Một lưu ý nữa đó là về thời gian. Nếu như bạn chọn tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong khi mang thai hoặc sau khi sinh thì CDC khuyến nghị bạn nên sắp xếp lịch tiêm ít nhất là 14 ngày trước hoặc 14 ngày sau khi bạn vừa tiêm bất kì một loại vaccine nào khác. Hãy trao đổi sớm với nhân viên tiêm chủng khu vực của bạn.

6. Bạn cần cân nhắc điều gì nếu như đang có kế hoạch mang thai trong tương lai?

Nhiều người đang cân nhắc tới việc mang thai sớm hoặc trong tương lai cũng có những thắc mắc liên quan tới vacine ngừa COVID-19 có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hay không.

Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại thì không có bằng chứng nào cho thấy điều này, ACOG và SMFM đều chung quan điểm. Trong khi những thử nghiệm vacine trên người không nghiên cứu cụ thể về khả năng sinh sản, không cho thấy bằng chứng về dấu hiệu vô sinh nào khi thử nghiệm lâm sàng trên động vật.

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai

CDC cũng nói thêm, hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy bất kì một loại vaccine nào được chấp nhận có thể gây ra vấn đề cho việc thụ thai (Ảnh: Internet)

CDC cũng nói thêm, hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy bất kì một loại vaccine nào được chấp nhận có thể gây ra vấn đề cho việc thụ thai. CDC không khuyến cáo việc thử thai thường xuyên trước khi tiêm phòng COVID-19.

Nếu như đang cố gắng mang thai, bạn không cần phải tránh thai sau khi tiêm vaccine COVID-19.

7. Điểm mấu chốt ở đây là gì?

Việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho nhóm phụ nữ đang mang thai có những lợi ích tiềm năng và sẽ đặt ra một số câu hỏi chưa có đáp án. Tuy nhiên, bạn nên tiếp tục theo dõi các thông tin về tính an toàn của vaccine này từ những nghiên cứu trên người đang được thực hiện.

Nguồn dịch:

1. https://www.health.harvard.edu/blog/wondering-about-covid-19-vaccines-if-youre-pregnant-or-breastfeeding-2021010721722

2. https://www.foxnews.com/health/coronavirus-antibodies-present-babies-born-vaccinated-mothers-israel-study

3. https://cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/recommendations/pregnancy.html


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm