Phụ nữ gốc Việt đầu tiên vào thượng viện bang ở Mỹ

22/12/2015 - 17:29
Janet Nguyen, thuộc đảng Cộng hòa, đã giành thắng lợi trong cuộc đua vào Thượng viện bang California, trở thành người gốc Việt đầu tiên được bầu vào cơ quan lập pháp cao nhất bang ở Mỹ.
Janet Nguyen được bầu vào Thượng viện bang California Địa hạt 34, vị trí mà cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều nhắm tới. Vị trí này vốn để mở do người đương nhiệm Lou Correa, từ thành phố Santa Ana, bị cản trở bởi điều khoản giới hạn tái tranh cử.

Nguyen, ứng viên sinh năm 1976, dẫn đầu cuộc đua với 61% phiếu ủng hộ khi gần 70% các điểm bỏ phiếu trong khu vực công bố. Đối thủ của bà, Jose Solorio, thuộc đảng Dân chủ, chỉ nhận được 39% phiếu ủng hộ. Với thắng lợi này, Nguyen trở thành người gốc Việt đầu tiên được bầu vào cơ quan lập pháp cao nhất bang ở Mỹ.

Bà Janet Nguyen, người được bầu vào thượng viện tiểu bang California.
Ảnh Orange County Register

"Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới các cử tri trong Địa hạt 34 vì niềm tin khi chọn tôi làm người đại diện cho họ", Press Telegram dẫn lời Nguyen nói. Cuộc đua vào vị trí trong Thượng viện bang Địa hạt 34 được theo dõi sát sao bởi nó sẽ có tác động tới phe Dân chủ đa số tại đây. Địa hạt 34 bao gồm các khu vực ở phía đông Long Beach cùng phần trung và tây Quận Cam.

Cuộc bầu cử giữa kỳ ngày 4/11/2014 quyết định 36 ghế thượng nghị sĩ, 36 thống đốc bang và toàn bộ 435 thành viên của Hạ viện. Phe Cộng hòa Mỹ đã giành quyền kiểm soát Thượng viện và củng cố thế đa số ở Hạ viện, khiến cho hai năm còn lại của nhiệm kỳ tổng thống Obama trở nên khó khăn nhiều bề.

Janet Nguyen sinh tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Bà và gia đình đã đến California, Mỹ vào năm 1981.

Bà học Đại học California tại Irvine, ban đầu vào ngành y để trở thành bác sĩ, sau đó, bà chuyển theo học chuyên ngành khoa học chính trị và bắt đầu tham gia vào chính trường. Bà từng là thành viên hội đồng thành phố Garden Grove, California. Tạp chí Metro (quận Cam) năm 2006 đã có bài viết đánh giá cao khả năng lãnh đạo và sức ảnh hưởng của bà ở miền Nam California.

Tháng 2/2007, bà được bầu chọn trở thành nữ giám sát viên đầu tiên và trẻ tuổi nhất đại diện cho Địa hạt 1 để được bầu vào Hội đồng giám sát Quận Cam, California.

Cuộc bầu cử được tổ chức đặc biệt ngoài thường kỳ, sau khi người tiền nhiệm Lou Correa được bầu vào Thượng viện California, bỏ trống vị trí.

Cuộc bầu cử này đã gây nhiều xôn xao với người Mỹ địa phương và cả trong cộng đồng người Việt, sau khi tái kiểm phiếu nhiều lần, kết quả kiểm phiếu lần cuối cùng cho thấy bà Janet Nguyễn chỉ hơn người về nhì và bị loại là luật sư Nguyễn Quang Trung chỉ 3 phiếu

Năm 2008 bà đã tái thắng cử đầy gay go trong một cuộc đua lịch sử với ba ứng cử viên chính cũng là người Mỹ gốc Việt. Năm 2012, bà tiếp tục thắng cử thêm lần nữa.

Được biết, Hội đồng Giám sát Quận Cam là cơ quan lập pháp kiêm hành pháp cấp cao nhất của Quận Cam, gồm 5 người do dân cử và điều hành ngân sách trên năm tỷ đôla mỗi năm.

Ứng viên sinh năm 1976 đã dẫn đầu cuộc đua với 61% phiếu ủng hộ khi gần 70% các điểm bỏ phiếu trong khu vực công bố kết quả. 

Với thắng lợi này, Janet Nguyen trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào cơ quan lập pháp cao nhất bang ở Mỹ.

Janet Nguyen sinh tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Bà và gia đình đã đến California, Mỹ vào năm 1981.

Ban đầu bà và gia đình sống ở San Bernardino. Đến đầu những năm 1990, bà định cư ở Garden Grove.

Janet Nguyen tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ tại Đại học California nhưng sau đó, bà theo học chuyên ngành khoa học chính trị

Bà đã kết hôn và có con, chồng bà là Tom Bonikowski.

Tháng 2/2007, bà làm giám sát viên đầu tiên và trẻ tuổi nhất đại diện cho Địa hạt 1 được bầu vào Hội đồng giám sát của hạt Orange County. 

Bà Janet Nguyen đã phát biểu rằng California là bang đông dân nhất nước, thu nhập cũng cao nhất nhưng thuế thì nặng nhất, đó là điều không công bằng. 

Bà hứa sẽ đấu tranh bảo vệ sự an toàn của công dân, bảo đảm trẻ em được đến trường bất kể chủng tộc nào.

Janet Nguyen trở thành niềm tự hào của người Mỹ gốc Việt ở California nói riêng cũng như người Việt tại Hoa Kỳ nói chung.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm