Chi hội phụ nữ thôn Khả Cảnh (xã Hồng Tiến) đã mạnh dạn tham gia sản xuất lúa giống cho Công ty giống cây trồng Thái Bình. Việc sản xuất lúa giống mang lại lợi nhuận cao hơn so với sản xuất lúa thường.
Theo chị Vũ Thị Vân, Chi hội trưởng thôn Khả Cảnh, 15ha lúa giống của 200 hội viên thu được 220 tấn thóc/năm, trị giá gần 2 tỉ đồng (cao hơn 400 triệu đồng so với sản xuất lúa thường). Chị Vân kể, trước đây, ruộng của thôn chia thành mấy trăm mảnh.
Mỗi nhà có vài thửa ruộng nên muốn đưa sản xuất giống lúa đại trà vào sản xuất thì gặp rất nhiều khó khăn. Khi phong trào xây dựng cánh đồng mẫu lớn được triển khai, các hội viên trong thôn đã đồng tình dồn ruộng. Từ năm 2010, các hội viên cùng liên kết để sản xuất lúa giống.
Theo chị Vũ Thị Vân, Chi hội trưởng thôn Khả Cảnh, 15ha lúa giống của 200 hội viên thu được 220 tấn thóc/năm, trị giá gần 2 tỉ đồng (cao hơn 400 triệu đồng so với sản xuất lúa thường). Chị Vân kể, trước đây, ruộng của thôn chia thành mấy trăm mảnh.
Mỗi nhà có vài thửa ruộng nên muốn đưa sản xuất giống lúa đại trà vào sản xuất thì gặp rất nhiều khó khăn. Khi phong trào xây dựng cánh đồng mẫu lớn được triển khai, các hội viên trong thôn đã đồng tình dồn ruộng. Từ năm 2010, các hội viên cùng liên kết để sản xuất lúa giống.
Mô hình cánh đồng mẫu lớn ở Thái Bình mang lại nhiều lợi ích
Hồng Tiến là xã khó khăn nhất của huyện Kiến Xương nhưng nhờ sự năng động trong việc phát triển kinh tế nên đời sống của các gia đình hội viên đang thay đổi từng ngày. “Trong sản xuất nông nghiệp, chi em nếu biết liên kết lại sẽ giảm được rất nhiều chi phí”, chị Phạm Thị Hoa, Chủ tịch Hội LHPN xã Hồng Tiến, cho biết.
Xác định được những lợi ích thiết thực của việc liên kết cùng nhau phát triển kinh tế, Hội LHPN xã đã phối hợp với Công ty phân lân nung chảy Ninh Bình cung ứng phân bón trả chậm cho các hội viên. Vụ xuân năm 2014, Hội đã cung ứng 25 tấn phân bón các loại, hơn 200 hội viên đã được hưởng lợi từ chương trình này.
Xác định được những lợi ích thiết thực của việc liên kết cùng nhau phát triển kinh tế, Hội LHPN xã đã phối hợp với Công ty phân lân nung chảy Ninh Bình cung ứng phân bón trả chậm cho các hội viên. Vụ xuân năm 2014, Hội đã cung ứng 25 tấn phân bón các loại, hơn 200 hội viên đã được hưởng lợi từ chương trình này.
Đa dạng hóa các biện pháp giúp hội viên thoát nghèo là việc làm thường xuyên mà Hội LHPN xã Hồng Tiến thực hiện. Bên cạnh mô hình sản xuất lúa giống, Hội còn vận động hội viên chuyển đổi diện tích chân ruộng xấu sang trồng rau, ớt. Chị Đỗ Thị Lý ở thôn Nam Hòa phấn khởi cho biết, 2 sào ớt của chị cho thu nhập gấp 3 lần so với trồng lúa.
Để hội viên có vốn đáp ứng được nhu cầu sản xuất, việc phát triển nguồn vốn vay ngân hàng cũng được Hội xúc tiến. Đến nay, tổng số vốn mà Hội LHPN xã Hồng Tiến đang quản lý là trên 4,6 tỉ đồng. Hàng trăm hội viên ở các thôn đã được vay vốn để phát triển kinh tế. “Các tổ vay vốn hoạt động quản lý thu nộp lãi, đôn đốc thu theo đúng quy định của ngân hàng. Vốn do phụ nữ vay không có nợ quá hạn”, chị Phạm Thị Hoa khẳng định.
Để hội viên có vốn đáp ứng được nhu cầu sản xuất, việc phát triển nguồn vốn vay ngân hàng cũng được Hội xúc tiến. Đến nay, tổng số vốn mà Hội LHPN xã Hồng Tiến đang quản lý là trên 4,6 tỉ đồng. Hàng trăm hội viên ở các thôn đã được vay vốn để phát triển kinh tế. “Các tổ vay vốn hoạt động quản lý thu nộp lãi, đôn đốc thu theo đúng quy định của ngân hàng. Vốn do phụ nữ vay không có nợ quá hạn”, chị Phạm Thị Hoa khẳng định.