Luật sư Hà Hải, Đoàn Luật sư TP HCM |
pnvnonline@phunuvietnam.vn
Chị Tr.Th.M.Kh. và con trai.
- Chào Luật sư, là người theo dõi sự việc của cô Tr.Th.M.Kh. để ông chồng hờ M.N. mang con đi? Và còn chuyện gì khác thêm nữa?
Pháp luật Việt Nam hay Nhật Bản đều có quy định công dân mỗi nước muốn chung sống như vợ chồng phải thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Người đàn ông Nhật Bản này lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin đã dụ dỗ cô M.Kh., khiến cô tin vào hoàn cảnh đặc biệt mà tạm thời không làm thủ tục đăng ký kết hôn. Cô M.Kh. bị lừa sống chung như vợ chồng với một người đàn ông đang có vợ, bị lừa sinh con, bị lừa ký vào các giấy tờ bằng chữ nước ngoài, bị lừa bắt mất con và cuối cùng thì bị đe dọa làm nhục. Do đó có thể gọi đây là vụ lừa đảo hôn nhân mà những kẻ lừa đảo chính là vợ chồng người Nhật. Cô M.Kh. là nạn nhân.
Luật sư Hà Hải, Đoàn Luật sư TP HCM |
- Việc khó khăn nhất trong quá trình đi tìm con mà cô M.Kh. phải đối mặt hiện nay là gì?
Chúng tôi cho rằng bằng việc lừa dối cô M.Kh. ký vào các giấy tờ, ông M.N. đã tạo dựng được chứng từ pháp lý để đưa cháu bé rời khỏi Việt Nam. Khó khăn lớn nhất hiện nay là việc tìm cho ra chỗ ở của vợ chồng ông M.N. để yêu cầu cơ quan thẩm quyền hỗ trợ giải quyết. Năm rồi chúng tôi nhờ một luật sư đồng nghiệp Nhật Bản truy ra địa chỉ cư trú của ông M.N. thì ngay sau đó ông cùng vợ đưa cháu bé xuất cảnh. Qua thông tin của cộng đồng mạng, chúng tôi phát hiện ra ông M.N. và cháu bé đang ở Cao Hùng (Đài Loan) - nơi ông bắt đầu công việc trợ giảng tại một trường đại học. Nhưng khi chúng tôi liên lạc với nhà trường và cho người đến tìm thì ông M.N. đã bỏ trốn.
Ngoài ra, khó khăn của M. Kh. còn là việc cô không có điều kiện về tài chính để ra nước ngoài lần theo dấu vết của ông M.N.
- Nếu tìm kiếm được ông M.N., cần phải làm các công việc gì khác nữa để cô M. Kh. có thể khôi phục được quyền làm mẹ của mình?
Chúng tôi đã có đơn tố cáo ông M.N. gửi đến cơ quan thẩm quyền Việt Nam và cơ quan thẩm quyền cũng đã phát đi thông báo đến các của khẩu về nhân dạng ông M.N. cũng như thông báo đến các tổ chức hữu quan nước ngoài yêu cầu hỗ trợ vụ việc. Nếu tìm thấy ông M.N., chúng tôi sẽ yêu cầu nhà chức trách sở tại câu lưu ông M.N. cùng cháu bé và nộp đơn đến cơ quan thẩm quyền tố cáo hành vi lừa đảo, chiếm đoạt trẻ con của ông M.N. và vợ cũng như yêu cầu nhà chức trách xem xét phục hồi quyền trực tiếp nuôi dưỡng cháu bé cho cô M. Kh.
- Trong buổi làm việc với Interpol Việt Nam về vụ việc của cô M. Kh., ông đã trao đổi cụ thể những điều gì, thưa Luật sư?
Tôi và cô Ma.Kh. đã có buổi làm việc với Interpol Việt Nam. Tôi đã đề nghị phía các cơ quan chức năng cần làm rõ việc an ninh cửa khẩu đã sai khi cho phép ông M.N. mang cháu bé ra khỏi Việt Nam. Theo luật định, muốn đưa em bé sinh tại Việt Nam (kể cả em bé có quốc tịch nước ngoài) lần đầu tiên xuất cảnh mà sử dụng hộ chiếu do lãnh sự quán cấp thì phải có visa xuất cảnh. Mà muốn có visa này thì mẹ cháu bé phải đi xin cấp. Vậy tại sao cô M. Kh. hoàn toàn không đi thực hiện việc này, mà cháu bé vẫn có visa xuất cảnh (hoặc không có visa) mà chỉ sử dụng hộ chiếu Nhật Bản được cấp tại TP HCM để đi qua cửa khẩu Việt Nam?
Ở khía cạnh khác, cho dù cô M. Kh. có ký giấy tờ để ông M.N. nhận con, cho con thì việc này chỉ thực hiện ở Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP HCM, chứ chưa hề có giá trị pháp lý trên lãnh thổ Việt Nam. Nghĩa là với tờ giấy này, ông M.N. chưa phải là cha của đứa bé, chưa có quyền mang đứa bé đi đâu cả, chứ đừng nói tới việc mang bé ra khỏi Việt Nam. Bởi lẽ theo quy định của Việt Nam, ông M.N. cần phải mang các giấy tờ đã ký này nộp tại Sở Tư pháp tỉnh Bến Tre (vì M. Kh. có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bến Tre) để được cấp quyết định công nhận con ngoài giá thú, xin cải chính hộ tịch theo khai sinh (khai sinh của đứa trẻ sẽ bổ sung tên cha vào). Khi thực hiện hoàn tất các bước này thì lúc đó, em bé mới có thể xin được visa xuất cảnh và đi về Nhật Bản. Chính vì bên an ninh cửa khẩu đã “bỏ qua” điều này dẫn đến con trai của M. Kh. đã xuất cảnh bất hợp pháp ra khỏi Việt Nam. Nếu đứa trẻ nào sinh tại Việt Nam lần đầu tiên xuất cảnh chỉ cần có hộ chiếu do Lãnh sự quán nước ngoài tại Việt Nam cấp mà không có visa xuất cảnh thì việc buôn lậu trẻ em ra nước ngoài rất dễ dàng. Tôi cho rằng, đây mới là vấn đề cực lớn mà các cơ quan hữu trách cần quan tâm.
- Dưới góc độ pháp lý, ông đánh giá thế nào về khả năng tìm kiếm cậu con trai của cô Tr. Th. M. Kh.?
Đây là một ca rất khó. Vụ việc không còn nằm trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Cháu bé hiện được cấp quốc tịch Nhật, có khai sinh mang tên cha là ông M.N. nên ông M.N. có quyền đưa cháu đi bất kỳ nơi nào ông muốn để trốn tránh sự truy tìm của chúng tôi. Tuy nhiên, thông qua sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông đại chúng, qua cộng đồng mạng, những nhà hảo tâm, tôi tin rằng đây chỉ là vấn đề thời gian, cô M. Kh. sẽ tìm được con mình.
- Qua vụ việc này, các cô gái trẻ cần được nhận những lời khuyên thế nào trong việc có con và ký vào các giấy tờ mang tính chất "quyết định"? Và theo ông, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc bảo vệ trẻ em ra sao?
Thời đại toàn cầu hóa, hôn nhân có yếu tố nước ngoài là chuyện bình thường, tuy nhiên để bảo vệ người phụ nữ tránh bị lừa đảo, bị lợi dụng, luật pháp có những quy định rất chặt chẽ. Các cô gái nên tìm hiểu kỹ bạn trai người nước ngoài của mình, nên làm theo quy định pháp luật là phải đăng ký kết hôn hoặc ghi chú kết hôn tại Việt Nam vì qua việc đăng ký kết hôn, người phụ nữ được luật pháp bảo vệ tránh bị lừa đảo trong hôn nhân.
Mặt khác, các bạn lấy chồng nước ngoài dù có tin tưởng nhau đến mấy thì khi được yêu cầu ký các giấy tờ cũng nên cẩn thận xem xét hậu quả pháp lý của nó, nên tham vấn luật sư trước khi ký và đặt biệt là các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài hay việc ký tên tại cơ quan lãnh sự của người chồng hoặc ở nước ngoài thì không nên ký nếu mình không hiểu rõ nội dung giấy tờ đó hay hậu quả pháp lý của việc ký tên đó, tránh việc mất con như cô Mai Khoa.
Qua vụ việc đau lòng này, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh và lực lượng An ninh cửa khẩu Việt Nam phải có trách nhiệm. Họ đã không thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Sự việc cũng cho thấy, cho dù có Luật nhưng các ngành hữu trách lại không phối hợp với nhau nên đã tạo các khe hở cho tội phạm thực hiện trót lọt. Luật quy định trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha mẹ là người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký và cải chính hộ tịch tại Sở Tư pháp. Trong vụ việc này, dù cô Mai Khoa không đi làm hồ sơ khai sinh cho bé tại Sở Tư pháp nhưng cơ quan xuất cảnh vẫn cấp visa hoặc vẫn đồng ý cho xuất cảnh.
Mời đọc giả theo dõi vụ việc chị Tr.Th.M.Kh. (SN 1986, Bến Tre) bị người chồng hờ ngoại quốc lừa mất con trai: Bài 1: Một phụ nữ Việt mất con vì chồng hờ ngoại quốc Bài 2: Đã mất con, người mẹ còn bị dọa tung ảnh nóng Báo Phụ nữ Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này! |
* Tên nhân vật trong bài đã được viết tắt