pnvnonline@phunuvietnam.vn
Quỹ chìm: Phương pháp tích lũy ngắn hạn hiệu quả với người khó tiết kiệm
Hiện tại có rất nhiều công cụ để giúp bạn tiết kiệm tiền. Bạn có thể tìm trên mạng những hướng dẫn cách tiết kiệm, phân bổ tài chính cá nhân hiệu quả. Nghiên cứu và áp dụng, bạn có thể giúp tài chính của mình ổn định hơn. Nhưng khôn ngoan hơn trong việc tiết kiệm, thì bạn cần có các khoản gọi là quỹ chìm.
Quỹ chìm là gì?
Trong tài chính cá nhân, quỹ chìm là nơi mà bạn sẽ bỏ tiền vào để tiết kiệm và sử dụng cho những mục đích nhất định ở tương lai. Gọi là quỹ chìm vì quỹ này thường không được (và cũng không nên) sử dụng ngay lập tức và thường xuyên cho những chi tiêu hàng ngày. Nó chỉ sử dụng ở tương lai, khi nhu cầu chi tiêu cho mục đích định trước.
Một số ví dụ về quỹ chìm như là quỹ đi du lịch, quỹ mua nhà, mua xe, quà tặng trong các dịp lễ,... Nếu được sử dụng đúng cách, quỹ chìm có thể là công cụ hữu ích cho tài chính cá nhân của bạn. Nó có thể giúp bạn thoát khỏi nợ nần và đủ điều kiện chi tiền cho những trải nghiệm ý nghĩa.
Tại sao tôi cần có quỹ chìm?
Trong những tháng tới, một khoản chi phí bạn sẽ cần phải tiêu và nó nằm ngoài ngân sách. Điều đó không phải xấu. Khi bạn không có quỹ chìm, bạn buộc phải thực hiện các giao dịch mua bán này thông qua một nguồn tiền khác, tức là quỹ khẩn cấp, tài khoản tiết kiệm hoặc thẻ tín dụng.
Quỹ chìm giúp bạn lập kế hoạch cho các khoản mua sắm lớn trong tương lai. Nó cũng giúp bạn đi đúng hướng với mục tiêu tiết kiệm của mình, giữ cho khoản nợ ở mức thấp và cho phép bạn mua hàng trong kế hoạch mà không cảm thấy bị gò bó bản thân.
Sự khác biệt giữa quỹ chìm và quỹ khẩn cấp
Bạn có thể sẽ cảm thấy bối rối vì suy nghĩ đã có quỹ khẩn cấp, tại sao bạn lại cần quỹ chìm để dự phòng? Đối với những người mới bắt đầu quản lý tài chính cá nhân thì sự khác biệt chính giữa hai hình thức tiết kiệm này là mục đích bạn sử dụng chúng ra sao.
Quỹ khẩn cấp được dành riêng cho những trường hợp khẩn cấp. Bạn không biết nó xảy ra khi nào và bạn không kiểm soát được số tiền nó cần từ bạn. Nếu bạn đột nhiên bị ốm và cần phải đi phẫu thuật, thì tình huống đó nằm ngoài tầm kiểm soát.
Còn với quỹ chìm, bạn có thể lường trước được khoản chi tiêu sắp tới và lên kế hoạch cho nó. Không có yếu tố bất ngờ và không có thay đổi nào đối với các khoản bạn đã dự trù.
Sự khác biệt giữa quỹ chìm và tài khoản tiết kiệm
Vẫn còn một thắc mắc là tại sao không dùng tài khoản tiết kiệm của mình cho các chi phí không khẩn cấp mà lại cần tới quỹ chìm? Thứ nhất: Mục đích chi tiêu khác nhau. Bạn không nên sử dụng tiền tiết kiệm để trả chi phí ngoài ngân sách cần thiết, phải không?
Hai khoản tiền này cần tách bạch rõ ràng. Với quỹ chìm, bạn có một mục tiêu cụ thể đang muốn mua, và bạn tiết kiệm để trả cho nó. Với tài khoản tiết kiệm, bạn cần tập trung cho các mục tiêu tài chính cụ thể muốn hoàn thành hoặc trải nghiệm cuộc sống muốn có. Tài khoản tiết kiệm được thiết lập chủ yếu để đảm bảo bạn đang dành tiền cho những mục tiêu cụ thể này.
Không nên sử dụng cả hai tài khoản này thay thế cho nhau (nếu có thể). Sẽ cần phải có kỷ luật hơn nữa để giữ tiền tiết kiệm tách biệt với số tiền bạn muốn sử dụng cho khoản mua sắm lớn. Lập một quỹ chìm riêng là cách tốt nhất để quản lý tài chính một cách có trách nhiệm.
Quỹ chìm được sử dụng để làm gì?
Mặc dù không có quy tắc về việc quỹ này dùng để làm gì, nhưng có một số loại chi phí đương nhiên sẽ phù hợp với nó. Phân bổ quỹ chìm của bạn cho các danh mục chi tiêu này sẽ đảm bảo rằng tài khoản tiết kiệm và quỹ khẩn cấp của bạn vẫn còn nguyên vẹn.
Có một số danh mục phù hợp với quỹ chìm bạn cần thiết lập. Tất nhiên, bạn có thể tùy chỉnh các danh mục quỹ chìm của mình để phù hợp với bản thân. Nhưng hãy nhớ, những thứ mà quỹ chìm chi tiêu phải là một sự kiện sắp tới hoặc có thể là một giao dịch mua lớn. Đó có thể là chi phí để sửa sang lại ngôi nhà, tiền liên quan đến xe cộ (tiền xăng, tiền bảo hiểm, tiền mua xe, chi phí bảo trì hàng tháng), mua sắm nội thất trong nhà, đám cưới, quà tặng trong các dịp lễ,...
Tôi cần phải bỏ bao nhiêu tiền vào quỹ chìm của mình?
Để tính được số tiền này, bạn cần hai dữ liệu: Thời gian và tổng tiền.
Quỹ chìm = Tổng tiền : Thời gian
Ví dụ, bạn sẽ tổ chức lễ kỷ niệm ngày cưới sau 10 tháng nữa. Bạn tìm thấy một điểm nghỉ mát tuyệt vời sẽ tiêu tốn của bạn 20 triệu. Chia 20 triệu cho 10 tháng thì khoản đóng góp hàng tháng của bạn vào quỹ chìm cho mục đích này sẽ là 2 triệu.
Điểm mấu chốt khi nói đến quỹ chìm
Quỹ chìm nghe qua khá dễ dàng, phải không? Chắc chắn rồi!
Nó giúp bạn có thể mua trang phục, hộp quà hoặc đi nghỉ dưỡng ở nơi mà bạn đã để mắt tới. Nhưng giống như bất cứ điều gì, bạn cần phải làm việc và cống hiến để đạt được điều đó. Bạn phải lập kế hoạch, bạn phải hành động và chỉ khi đó, bạn mới thấy được kết quả.
Làm cho việc tiết kiệm trở nên thú vị và dễ dàng với quỹ chìm để hướng tới các trải nghiệm và nhu cầu sống bạn mong muốn.