pnvnonline@phunuvietnam.vn
Rối loạn tiêu hóa giao mùa hè - thu: 5 lời khuyên để đối phó
Hệ tiêu hóa rất cần thiết để giúp cơ thể phân hủy thức ăn để có thể lấy đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin, đồng thời loại bỏ chất thải. Rối loạn tiêu hóa là tình trạng mà người nhiều gặp phải, nhất là thời điểm giao mùa.
Rối loạn tiêu hóa có thể gây khó chịu, mệt mỏi, chán ăn cho người bệnh. Trong những trường hợp nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Vậy làm cách nào để phòng ngừa và cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa khi giao mùa hè - thu?
1. Tại sao rối loạn tiêu hóa phổ biến vào thời điểm giao mùa hè - thu
Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, khí hậu trở nên nóng ẩm. Vì vậy, các loại vi khuẩn, virus tả, thương hàn, lỵ… phát triển mạnh, gây ra các bệnh về đường tiêu hoá. Hơn nữa, thời tiết giao mùa dễ gây suy giảm hệ miễn dịch của con người nên các vấn đề tiêu hoá cũng như các bệnh lý khác dễ bùng phát hơn.
Ngoài ra, việc bảo quản thức ăn không đúng cách trong thời tiết nóng ẩm dễ gây ôi, thiu. Việc sử dụng những thức ăn này cũng sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá, nghiêm trọng hơn có thể bị ngộ độc.
Đặc biệt, thói quen uống nhiều rượu, bia, ăn thực phẩm tái sống, … cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh về đường tiêu hoá.
2. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Khi hệ tiêu hóa có vấn đề, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như:
- Táo bón
- Tiêu chảy
- Đầy bụng
- Ợ chua (trào ngược axit)
- Buồn nôn và ói mửa
- Đau quặn ruột
Nếu tình trạng này không thuyên giảm và kéo dài, các bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác.
3. 5 cách để phòng tránh và cải thiện các vấn đề về tiêu hóa
3.1. Ăn các bữa ăn ít hơn, thường xuyên hơn
Khi bạn ăn một bữa với quá nhiều thức ăn, hệ tiêu hóa của bạn có thể bị quá tải và không thể xử lý thức ăn tốt như bình thường. Điều này có thể gây ra chứng ợ nóng do axit đi ngược từ dạ dày vào thực quản. Tình trạng quá tải của dạ dày thậm chí có thể gây đầy hơi, buồn nôn hoặc nôn.
bữa ăn nhỏ mỗi ngày có thể giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa tốt tổng thể. Đảm bảo bạn ăn hỗn hợp carbs, protein và chất béo có lợi cho tim trong mỗi bữa ăn. Ví dụ như bơ đậu phộng trên bánh quy làm từ lúa mì nguyên cám, bánh sandwich cá ngừ hoặc sữa chua với trái cây. Bạn cũng nên tránh nằm sau khi ăn. Điều này làm tăng nguy cơ ợ chua và buồn nôn
3.2. Bảo quản thực phẩm đúng cách
Vi khuẩn, virus phát triển mạnh khi thời tiết nóng ẩm. Vì vậy, bạn nên nấu ăn vừa đủ cho mỗi bữa. Nếu thừa đồ ăn, bạn nên cho vào hộp kín, hoặc sử dụng túi bọc thực phẩm để bảo quản đồ ăn, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Những thức ăn nên nên được ăn càng sớm càng tốt, không nên để quá lâu trong tủ lạnh vì có thể nhiễm khuẩn, lây lan sang các thực phẩm khác.
3.3. Hạn chế thực phẩm chiên, có tính axit
Để ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, chướng bụng và các triệu chứng rối loạn tiêu hoá khác, các bạn nên hạn chế những thực phẩm:
- Chứa nhiều chất béo, mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và làm tăng nguy cơ ợ chua như đồ chiên và pho mát
- Thức ăn có mùi, như nước ngọt và đậu
- Thực phẩm có tính axit, như cam quýt, cà chua, cola, trà và cà phê, có thể dẫn đến chứng ợ nóng
3.4. Ăn nhiều chất xơ
Chất xơ là giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Mayo Clinic khuyến nghị tổng lượng chất xơ hàng ngày là 38 gam đối với nam giới dưới 50 tuổi và 25 gam đối với phụ nữ trong cùng độ tuổi. Người lớn trên 50 tuổi cần ít chất xơ hơn một chút, với 30 gam mỗi ngày cho nam giới và 21 gam cho phụ nữ.
Chất xơ có nhiều trong các thực phẩm như: trái cây, rau, đậu, các loại ngũ cốc…
3.5. Uống nhiều nước
Nước hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa của bạn bằng cách giúp làm sạch toàn bộ hệ thống. Đặc biệt, nước còn hữu ích trong việc ngăn ngừa táo bón vì nước giúp làm mềm phân. Hơn nữa, nước có thể giúp hệ tiêu hóa của bạn hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn bằng cách hỗ trợ cơ thể phân hủy thức ăn.
Cố gắng uống tám cốc nước mỗi ngày và bỏ qua đồ uống có đường vì đường có thể làm cho vấn đề tiêu hóa trở nên tồi tệ hơn.
4. Rối loạn tiêu hóa khi nào cần đến bác sĩ
Thông thường, các vấn đề tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, táo bón thường sẽ tự khỏi sau vài ngày, có thể dùng hoặc không dùng thuốc, tùy vào tình trạng bệnh.
Tuy nhiên, khi các vấn đề về tiêu hóa không thể cải thiện bằng những điều chỉnh trong lối sống, tình trạng không thuyên giảm mà còn trở nặng thì các bạn nên đến gặp bác sĩ. Điều này có thể là dấu hiệu của một số bệnh như: trào ngược axit, bệnh celiac, viêm ruột kết, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, sỏi mật, hội chứng ruột kích thích (IBS), nhiễm trùng nặng do vi rút hoặc ký sinh trùng.
Nếu bạn bị tiêu chảy thường xuyên và kèm theo triệu chứng như:
- Sốt cao (nhiệt độ trên 38,5độ)
- Phân có máu
- Nôn mửa kéo dài
- Các dấu hiệu mất nước, bao gồm giảm đi tiểu, khô miệng và cổ họng và cảm thấy chóng mặt khi đứng lên
- Bệnh tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày
Nên đến bệnh viện sớm nhất có thể để bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tình trạng này khá nguy hiểm và có thể dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, bệnh lý tiêu hóa…
Các bệnh về đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa thường diễn ra ở nhiều lứa tuổi. Thay đổi chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục thường là những bước đầu tiên được khuyến nghị để có sức khỏe hệ tiêu hóa tốt hơn. Nếu xuất hiện thêm nhiều triệu chứng bất thường về tiêu hoá cũng như không có sự thuyên giảm, nên đến bệnh viện để thăm khám.
Nguồn tham khảo:
- Preventing Digestion Problems
- Seasonal Digestive Distress: 10 Tips for Coping