Chloe mong muốn được phẫu thuật cắt bỏ chân và sống như người khuyết tật từ khi còn nhỏ |
Là một nhà khoa học nghiên cứu giáo dục tại Đại học Cambridge (Mỹ), Chloe từng rất tuyệt vọng và mong muốn được sống cuộc đời của người ngồi trên xe lăn. Vào năm 2010, cô đã tìm thấy một bác sĩ ở nước ngoài, sẵn sàng giúp cô trở thành người khuyết tật bằng cách cắt khớp háng và các dây thần kinh xương đùi, nhưng cô không thể đủ khả năng chi trả với mức phí lớn, lên tới 16.000 £ (tương đương khoảng 22.600 USD/gần 500 triệu đồng).
“Tôi nghĩ mình không bao giờ đủ khả năng đó nhưng tôi biết, thật sự và sâu sắc, tôi sẽ không hối tiếc nếu tôi có thể thực hiện phẫu thuật”, Chloe nói khi đề cập đến việc bác sĩ có thể giúp cô trở thành người tàn tật.
“Tôi nghĩ mình không bao giờ đủ khả năng đó nhưng tôi biết, thật sự và sâu sắc, tôi sẽ không hối tiếc nếu tôi có thể thực hiện phẫu thuật”, Chloe nói khi đề cập đến việc bác sĩ có thể giúp cô trở thành người tàn tật.
Bác sĩ chẩn đoán, Chloe mắc một bệnh hiếm gặp gọi là rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (Body Integrity Identity Disorder-BIID). Theo đó, người mắc bệnh sẽ luôn bị ám ảnh và không chấp nhận một trong các bộ phận như tay hoặc chân của chính mình và tìm cách cắt bỏ.
Một số chuyên gia tin rằng, bệnh được gây nên bởi một lỗi về thần kinh, trong đó hệ thống “bản đồ” của não không thể nhìn thấy một phần nào đó của cơ thể. Chloe thì tin rằng cả hai chân của cô không thuộc về mình và ước mơ bị liệt từ thắt lưng trở xuống. “Có điều gì đó thôi thúc tôi suy nghĩ rằng đôi chân của mình không hoạt động”, cô nói.
Một số chuyên gia tin rằng, bệnh được gây nên bởi một lỗi về thần kinh, trong đó hệ thống “bản đồ” của não không thể nhìn thấy một phần nào đó của cơ thể. Chloe thì tin rằng cả hai chân của cô không thuộc về mình và ước mơ bị liệt từ thắt lưng trở xuống. “Có điều gì đó thôi thúc tôi suy nghĩ rằng đôi chân của mình không hoạt động”, cô nói.
Phần lớn thời gian Chloe ngồi trên xe lăn để được tận hưởng cảm giác giống như người khuyêt tật |
Lần đầu tiên Chloe nhận ra cô khác với những người xung quanh khi mới 4 tuổi, trong lần đi thăm người dì bị tai nạn xe đạp và phải sử dụng 1 chiếc nẹp để băng bó chân.
“Tôi muốn nó quá. Tôi tự hỏi tại sao tôi không được sinh ra như vậy và cảm thấy có điều gì đó sai trái vì tôi không có chiếc nẹp đó”, Chloe nói. Từ đó về sau, Chloe sống với sự ảo tưởng của mình, cô giả vờ bị tàn tật mỗi khi một mình, chơi các môn thể thao mạo hiểm và leo cây với hy vọng có thể làm tổn thương chân.
“Tôi muốn nó quá. Tôi tự hỏi tại sao tôi không được sinh ra như vậy và cảm thấy có điều gì đó sai trái vì tôi không có chiếc nẹp đó”, Chloe nói. Từ đó về sau, Chloe sống với sự ảo tưởng của mình, cô giả vờ bị tàn tật mỗi khi một mình, chơi các môn thể thao mạo hiểm và leo cây với hy vọng có thể làm tổn thương chân.
Thỉnh thoảng Chloe bước ra khỏi chiếc xe lăn của mình |
Chloe tìm hiểu về bệnh và quyết định tham gia vào một nghiên cứu BIID với bác sĩ tâm thần học Michael First, tại New York, người đã chẩn đoán căn bệnh của cô vào mùa xuân năm 2008 và đề nghị cô sử dụng 1 chiếc xe lăn.
“Lúc đầu, tôi đã sử dụng chiếc xe một cách bí mật nhưng cuối cùng tôi đã can đảm tiết lộ bí mật của mình cho bạn bè và đồng nghiệp. Bây giờ, tôi dành phần lớn thời gian của mình trong một chiếc xe lăn. Thỉnh thoảng tôi bước ra khỏi xe, đi bộ lên cầu thang hoặc bước vào xe hơi. Tôi thực sự hạnh phúc với cuộc sống này”, Chloe nói.
Cùng mắc căn bệnh này, Jewel Shuping, 30 tuổi, đến từ Bắc Carolina (Mỹ) lại mong muốn và ước mơ mình được… mù. Jewel cho biết, từ khi mới chỉ khoảng 3 hay 4 tuổi, mẹ thường thấy cô đi lại trong các phòng tối. Lúc lên 6, cô đã rất hạnh phúc và cảm thấy dễ chịu mỗi khi nghĩ mình được trở thành “người khiếm thị”. 16 tuổi, cô bắt đầu đeo kính đen dày, tập dùng gậy lúc lên 18 và đọc chữ nổi một cách điêu luyện khi 20 tuổi. Từ đó, Jewel khao khát cháy bỏng và tìm mọi cách để loại bỏ đôi mắt.
“Lúc đầu, tôi đã sử dụng chiếc xe một cách bí mật nhưng cuối cùng tôi đã can đảm tiết lộ bí mật của mình cho bạn bè và đồng nghiệp. Bây giờ, tôi dành phần lớn thời gian của mình trong một chiếc xe lăn. Thỉnh thoảng tôi bước ra khỏi xe, đi bộ lên cầu thang hoặc bước vào xe hơi. Tôi thực sự hạnh phúc với cuộc sống này”, Chloe nói.
Cùng mắc căn bệnh này, Jewel Shuping, 30 tuổi, đến từ Bắc Carolina (Mỹ) lại mong muốn và ước mơ mình được… mù. Jewel cho biết, từ khi mới chỉ khoảng 3 hay 4 tuổi, mẹ thường thấy cô đi lại trong các phòng tối. Lúc lên 6, cô đã rất hạnh phúc và cảm thấy dễ chịu mỗi khi nghĩ mình được trở thành “người khiếm thị”. 16 tuổi, cô bắt đầu đeo kính đen dày, tập dùng gậy lúc lên 18 và đọc chữ nổi một cách điêu luyện khi 20 tuổi. Từ đó, Jewel khao khát cháy bỏng và tìm mọi cách để loại bỏ đôi mắt.
Năm 2006, một nhà tâm lý người Canada đã đồng cảm với cô và quyết định dùng thuốc tẩy rửa giúp cô biến “ước mơ” thành hiện thực.
“Lúc nhỏ thuốc tẩy vào mắt, tôi đã rất đau, cảm giác như 2 mắt mình đang bốc cháy, một vài giọt chảy xuống má cũng làm tôi bị bỏng rộp. Nhưng tất cả những gì tôi nghĩ tới khi đó là tôi sẽ được trở thanh người mù”, Jewel kể.
“Lúc nhỏ thuốc tẩy vào mắt, tôi đã rất đau, cảm giác như 2 mắt mình đang bốc cháy, một vài giọt chảy xuống má cũng làm tôi bị bỏng rộp. Nhưng tất cả những gì tôi nghĩ tới khi đó là tôi sẽ được trở thanh người mù”, Jewel kể.
Một bác sĩ đã sử dụng thuốc tẩy rửa để giúp Jewel biến "ước mơ" trở thành hiện thực. |
Hơn 6 tháng sau, 2 mắt Jewel đều bị mù hoàn toàn và kèm theo các bệnh như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và hư giác mạc.
“Khi một người có suy nghĩ không giống mọi người xung quanh, người ta sẽ cho rằng người đó bị điên. Nhưng tôi không nghĩ mình bị điên, tôi chỉ bị mắc một chứng bệnh rối loạn, rất nhiều người mắc bệnh như tôi và họ đang cần sự giúp đỡ. Nhiều người mặc bệnh đã tự cắt đôi chân, liều mình nhảy từ các mỏm đá chỉ vì muốn hủy hoại đôi chân của họ, điều này nguy hiểm hơn rất nhiều”, Jewel chia sẻ.
“Khi một người có suy nghĩ không giống mọi người xung quanh, người ta sẽ cho rằng người đó bị điên. Nhưng tôi không nghĩ mình bị điên, tôi chỉ bị mắc một chứng bệnh rối loạn, rất nhiều người mắc bệnh như tôi và họ đang cần sự giúp đỡ. Nhiều người mặc bệnh đã tự cắt đôi chân, liều mình nhảy từ các mỏm đá chỉ vì muốn hủy hoại đôi chân của họ, điều này nguy hiểm hơn rất nhiều”, Jewel chia sẻ.
Theo các chuyên gia, người bị bệnh BIID luôn mong muốn được thực hiện một phẫu thuật để loại bỏ 1 phần nào đó trên cơ thể. Nhiều nhà tâm lý học và thần kinh học đã cố gắng để tìm ra những nguyên nhân gốc rễ của tình trạng này nhưng đến nay nguyên nhân dẫn đến bệnh vẫn là vấn đề còn nhiều tranh cãi.