Chị tâm sự: Cuộc sống của mình đang đượm màu hồng khi có người chồng thương yêu, đứa con kháu khỉnh, mọi thứ rất bình yên, thuận lợi. Khi con 16 tháng mà vẫn ngô nghê, tăng động, không nhận biết được thế giới xung quanh, không biết giao tiếp, không biết người thân nào khác ngoài mẹ, mình rất lo. Lúc đấy, mình vẫn nghĩ con chậm phát triển.
Thế nhưng, 18 tháng, con ăn không bình thường (vẫn ăn bột vì không biết nhai), ngủ không bình thường (vô cùng khó ngủ), đi vệ sinh cũng… không bình thường (táo bón liên miên). Con như người “ngoài hành tinh”.
Mình đưa con đi khám ở rất nhiều nơi. Lúc đó, một bác sĩ đã nói với vợ chồng mình: “Cả một cuộc chiến đấu đấy anh chị ạ!”. Nghe bác sĩ nói vậy, nhưng mình cũng không thể tưởng tượng được con bị tự kỷ điển hình, là mức tự kỷ khá nặng, và càng không thể hình dung nổi “cuộc chiến đấu” ấy lại cam go, nhiều thử thách, đẫm nước mắt và kéo dài như vậy.
Khi đã gọi tên đúng hội chứng của con, cả bầu trời như sụp đổ trước mắt hai vợ chồng. Bao nhiêu ước mơ, tương lai tươi đẹp mà vợ chồng mình cùng vẽ ra đã vỡ vụn. Chỉ trong vòng 1 tháng, mình đã sụt mất 5kg và không còn nước mắt để khóc.
Đó là giai đoạn vô cùng khủng hoảng. Với các cha mẹ khác, nuôi con bình thường đã rất mệt, rất vất vả, tuy nhiên, chỉ cần nghe con nói, con cười, con vui thì mọi sự mệt mỏi đều tan biến. Cha mẹ của trẻ tự kỷ không có những niềm vui đơn giản ấy, những gì họ nhận được là những gì khủng khiếp nhất.
Nếu đứa con bị tâm thần thì cha mẹ đều xác định không cứu vãn được. Nhưng đứa con bị tự kỷ, con vẫn có tiềm năng và cha mẹ vẫn có hy vọng. Thế nhưng, trải qua hành trình dằng dặc nước mắt, khổ đau, niềm tin, hy vọng chỉ là le lói.
Vợ chồng chị Xoan đã cho con đi khắp nơi để tranh thủ dạy con mọi thứ. |
Ngay việc cho con ăn cũng là cuộc chiến đấu thực sự giữa hai mẹ con. Con không biết nhai vì con sợ âm thanh từ tiếng nhai phát ra. Mọi thứ cho con ăn đều được xay như bột. Mình đã phải tập cho con ăn cơm bằng cách không xay thức ăn, không cho con uống sữa, nhưng con vẫn phản đối việc nhai. Con nhè ra, mẹ đút lại. Con vốn không được bụ bẫm, còn bị giảm 2kg khiến mình “buốt hết ruột”. Suốt mấy tháng, cuộc “chiến đấu” mới “hạ nhiệt” khi con chấp nhận việc phải nhai cơm.
Khát khao nghe tiếng con nói đến mức, bố của cháu đã “tuyên bố”: . Thế nên, khi nghe con nói những tiếng đầu tiên ở tuổi lên 4, vợ chồng mình sung sướng, hạnh phúc vỡ òa, lâng lâng suốt mấy tháng trời. Niềm vui của cha mẹ có con tự kỷ chỉ nhỏ nhoi vậy thôi.
Sẽ không nhiều người tưởng tượng được sự tiến bộ nhỏ bé này là ngọn lửa thắp lên bao hy vọng trong hành trình phát triển của con. Bởi, khi có ngôn ngữ, con mới có thể giao tiếp, thể hiện được mong muốn, con sẽ bớt bức xúc, hung hãn, ức chế…
Phá vỡ quy tắc vì con |
(còn nữa)
Bài sau: Người mẹ 6 năm nghỉ làm để "cứu" con tự kỷ