Sao chổi xanh: Hiện tượng siêu hiếm, 50.000 năm mới xuất hiện 1 lần

Đức Khương
16/01/2023 - 10:04
Sao chổi xanh: Hiện tượng siêu hiếm, 50.000 năm mới xuất hiện 1 lần
Sao chổi thường, giống như các ngôi sao, thiên hà và các vật thể khác trong vũ trụ, có màu trắng nhạt. Đối với C/2022 E3 (ZTF) thì không, nó có màu xanh lục.

Với trình độ phát triển khoa học của nhân loại hiện tại, chúng ta có thể dự đoán được phần lớn những gì sẽ xảy ra trên bầu trời đêm. Trong vài thế kỷ, con người đã hiểu được những chuyển động của các ngôi sao và hành tinh xung quanh chúng ta. Chúng ta có thể dự đoán những thứ như nhật thực, quá cảnh và các sự kiện vũ trụ khác.

Tuy nhiên, theo thời gian, Hệ Mặt Trời của chúng ta sẽ xuất hiện những vị khách khó đoán hơn - sao chổi, chúng liên tục di chuyển trong không gian và đôi khi chúng có thể được nhìn thấy bằng mắt thường. Một số trong số chúng hết sức ngoạn mục, chẳng hạn như sao chổi Hale-Bopp, đi qua bầu trời đêm vào những năm 1990.

Tuy nhiên, vẫn có những hiện tượng thiên văn siêu hiếm, phải mất vài nghìn, thậm chí vài chục nghìn năm mới xuất hiện 1 lần. Như The Weather Network lưu ý, sao chổi C/2022 E3 (ZTF) có quỹ đạo lớn đến nỗi lần cuối cùng con người nhìn thấy nó là khoảng 50.000 năm trước - khoảng thời gian mà người Neanderthal và người hiện đại cùng nhau đã chia sẻ Trái Đất. Ngoài ra, nó còn mà một ngôi sao chổi siêu sáng, đủ để có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Sao chổi xanh: Hiện tượng siêu hiếm, 50.000 năm mới xuất hiện một lần - Ảnh 1.

Sao chổi xanh được phát hiện gần đây được gọi là C/2022 E3 (ZTF), hiện đang đi qua Hệ Mặt Trời bên trong của chúng ta. Sao chổi này được nhìn thấy lần đầu tiên trong không gian vào tháng 3 năm ngoái khi nó đã ở bên trong quỹ đạo của Sao Mộc.

Sao chổi thường, giống như các ngôi sao, thiên hà và các vật thể khác trong vũ trụ, có màu trắng nhạt. Đối với C/2022 E3 (ZTF) thì không: nó có màu xanh lục. Hay có lẽ chính xác hơn, mắt người sẽ cảm nhận nó có màu xanh lá cây.

Sao chổi được tạo thành từ các khối khí, đá và bụi đông lạnh. Khi một sao chổi đến gần Mặt Trời, nó nóng lên và phun ra khí, bụi thành một khối phát sáng trông giống như một cái đuôi dài. Theo nghiên cứu của nhà hóa học Gerhard Herzberg, sở dĩ sao chổi này có màu xanh lục là do nó có sự hiện diện của các hợp chất như diatomic carbon và cyanogen khiến nó có màu xanh lục.

Ngày 2/3/2022, các nhà thiên văn học Frank Masci và Bryce Bolin lần đầu tiên phát hiện ra một vật thể mà ban đầu họ xác định là một tiểu hành tinh. Nó xuất hiện rất mờ vào thời điểm đó. Khi lần đầu tiên được phát hiện, sao chổi này nằm cách Mặt Trời 399 triệu dặm (643 triệu km).

Sao chổi xanh: Hiện tượng siêu hiếm, 50.000 năm mới xuất hiện một lần - Ảnh 2.

Việc đây là lần đầu tiên người ta nhìn thấy sao chổi này sau 50.000 năm khiến nó trở thành một sự kiện hiếm gặp. Và, đây có thể là lần cuối cùng chúng ta nhìn thấy sao chổi này một lần nữa. Các nhà thiên văn học tại SPACE, sao chổi nằm trên quỹ đạo parabol, có nghĩa là nó không phải là quỹ đạo kín. Nó sẽ trở lại không gian sâu thẳm và không bao giờ trở lại.

Theo NASA, khi nó tiếp cận điểm gần Trái Đất nhất vào ngày 1 và 2/2, khi đó mọi người sẽ có thể nhìn thấy ở Nam bán cầu.

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, các nhà thiên văn học vẫn chưa thể nói rõ được lần xuất hiện tiếp theo của sao chổi C/2022 E3 (ZTF) có thể nhìn thấy bằng mắt thường hay không, mặc dù nó gần như chắc chắn sẽ được nhìn thấy bằng cả những kính thiên văn và ống nhòm yếu nhất.

Sao chổi xanh: Hiện tượng siêu hiếm, 50.000 năm mới xuất hiện một lần - Ảnh 3.

Khi sao chổi di chuyển tới gần Mặt Trời, nó sẽ bị phân rã với lượng phóng xạ tăng cao. Quá trình này giải phóng khí bụi, hình thành chiếc đuôi phía sau sao chổi và tạo ra một bầu khí quyển tạm thời - được gọi là coma - xung quanh hạt nhân của vật thể. Trong khi đuôi khí được hình thành do tác động của các hạt tích điện từ gió Mặt Trời lên các phân tử khí do sao chổi giải phóng, đuôi bụi là kết quả của sự tương tác giữa các hạt photon phát ra từ Mặt Trời với bụi bốc lên từ coma.

Theo EarthSky, những người ở Bắc bán cầu sử dụng kính viễn vọng và ống nhòm có thể nhìn thấy ở đường chân trời phía đông bắc ngay trước nửa đêm để quan sát sao chổi C/2022 E3 trong hầu hết tháng 1.

Theo NASA, các sao chổi có thể khó phát hiện trên bầu trời đêm nhưng sao chổi này phát sáng đều đặn khi nó di chuyển qua Hệ Mặt Trời và mọi người có thể quan sát thấy nó bằng mắt thường.

Những người quan sát bầu trời có thể nhìn thấy sao chổi xanh bằng mắt thường khi nó tiến gần Trái Đất nhất vào đầu tháng 2, khi đó, có thể phát hiện ra nó gần ngôi sao sáng Polaris, còn được gọi là sao Bắc Đẩu.

Sao chổi C/2022 E3 (ZTF) được các nhà thiên văn học phát hiện vào tháng 3 năm ngoái bằng camera khảo sát trường rộng của Cơ sở thoáng qua Zwicky tại Đài quan sát Palomar, phía bắc San Diego, Mỹ.

Nguồn: Earthlymission; Nature; NASA
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm