pnvnonline@phunuvietnam.vn
Sau 30 tuổi, cơ thể rất dễ gặp 7 căn bệnh này và đây là những việc cần làm từ sớm
Đa số người trẻ thường ít gặp các vấn đề về sức khỏe, trừ một số nhóm đối tượng đặc biệt như đặc thù nghề nghiệp, có gen di truyền...Bước sang độ tuổi 30, cơ thể dần gặp những vấn đề về bệnh tật do những tác động của môi trường, lối sống và đây cũng là độ tuổi các chức năng trong cơ thể có những biểu hiện suy giảm.
1. Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư hàng đầu ở nữ giới, có tỷ lệ mắc cao nhất trong độ tuổi 30-40 tuổi. Đây là thời điểm cơ thể phụ nữ bắt đầu có những thay đổi về hormone và có những ảnh hưởng nhất định do quan hệ tình dục.
Hầu hết tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung là do nhiễm trùng papillomavirus (HPV), lây qua đường quan hệ tình dục. Chính vì vậy, phụ nữ cần tập cho mình thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm bằng phương pháp khám vùng chậu, kiểm tra pap smears để phát hiện sớm những bất thường ở cơ quan sinh sản.
2. Tiểu đường Type 2
Cả nam lẫn nữ sau độ tuổi 30 đều có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, nhất là tiểu đường type 2. Theo một thống kê cho thấy, gần 20% nam giới và nữ giới trên 30 tuổi mắc bệnh tiểu đường Type 2.
Tiểu đường là một căn bệnh nội tiết có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Người bị tiểu đường có thể gặp nhiều biến chứng, gây cản trở cuộc sống sinh hoạt. Cách phòng bệnh tốt nhất là duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, ăn uống đúng cách và thường xuyên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Tiểu đường có thể phát hiện sớm thông qua phương pháp xét nghiệm máu. Nếu bạn đang trong nhóm đường huyết cao và có nguy cơ tiến triển thành tiểu đường, cần xem lại chế độ ăn uống và giảm bớt lượng đường thu nạp. Đồng thời, vận động thường xuyên là cách tốt nhất giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất.
3. Ung thư tinh hoàn
Tỷ lệ mắc ung thư tinh hoàn ở nam giới từ 30-40 tuổi là 15%, điều này cho thấy đàn ông cần chú ý đến việc thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện điều trị kịp thời mặc dù đây là bệnh ung thư hiếm gặp.
Mặc dù chưa có nghiên cứu chứng minh về nguyên nhân gây bệnh ung thư tinh hoàn, tuy nhiên hơn 90% ung thư tinh hoàn bắt đầu từ các tế bào mầm (những tế bào sản xuất tinh trùng chưa trưởng thành).
3. Khối u ác tính
Ở độ tuổi nào cũng có nguy cơ hình thành khối u ác tính, tuy nhiên nam giới và nữ giới sau tuổi 30 được coi là có tỷ lệ khối u ác tính cao hơn so với các nhóm tuổi còn lại. 1 khối u ác tính có thể hình thành do thói quen ăn uống, tác động môi trường, hóa chất hoặc do tiến triển từ một bệnh lý bất kỳ.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, cần kiểm soát các vấn đề sức khỏe có nguy cơ tiến triển thành ung thư như (các khối u, polyp, các bệnh lý liên quan đến dạ dày, đại tràng, gan, thận...). Ngoài ra, cần chú ý tới sự xuất hiện của nốt ruồi và các dấu vết khác trên cơ thể. Nếu nghi ngờ, cần hỏi ý kiến bác sĩ và đi khám ngay. Do vậy, vai trò của việc thăm khám chức năng là rất quan trọng.
4. Ung thư đại tràng
Một nguy cơ sức khỏe thường gặp ở đàn ông sau tuổi 30 là ung thư đại tràng. Ung thư đại tràng có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm trước khi có những triệu chứng phát triển.
Người có tiền sử mắc bệnh đại tràng hoặc nằm trong đối tượng có nguy cơ như ăn uống thất thường, dùng nhiều thuốc lá, rượu bia...cần thăm khám chuyên khoa về biện pháp sàng lọc ung thư đại tràng từ sớm. Nội soi đại tràng là phương pháp hiệu quả nhất trong việc phát hiện sớm các vấn đề ở bộ phận này.
5. Ung thư vú
Phụ nữ nên ý thức về nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ngay từ khi còn trẻ. Sau độ tuổi 30, đặc biệt là từ 40 tuổi trở đi, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở các nhóm phụ nữ là rất cao, đặc biệt là trong độ tuổi tiền mãn kinh hoặc gia đình có người bị ung thư vú.
Ung thư vú ở giai đoạn đầu có tỷ lệ chữa khỏi cao. Siêu âm vú và thực hiện lối sống lành mạnh giúp phụ nữ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Các chuyên gia sức khỏe cũng khuyến cáo phụ nữ nên tự kiểm tra thường xuyên và khám định kỳ nếu nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào hoặc muốn tìm hiểu thêm thông tin.
6. Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch thường gặp ở những người cao tuổi, tuy nhiên nam giới và phụ nữ sau 35 tuổi cũng có nguy cơ cao. Bệnh tim mạch có thể dẫn đến những ảnh hưởng toàn thân nếu như không được kiểm soát và điều trị. Chăm sóc trái tim bằng cách vận động thường xuyên và đo huyết áp, kiểm tra mức cholesterol tối thiểu 1 năm/1 lần. Những người có tiền sử mỡ máu cao cũng nên kiểm soát chỉ số và thực hiện chế độ ăn lành mạnh.
Bệnh tim mạch là kẻ giết người thầm lặng, căn bệnh này có thể gây ra những cơn đau tim, đau ngực, đột quỵ, thậm chí chết người nếu như không được cấp cứu kịp thời.
7. Bệnh béo phì
Một thống kê tại Mỹ cho thấy, gần 30% những người trong độ tuổi 30 bị béo phì. Đây là căn bệnh kéo theo nhiều nguy cơ sức khỏe như tiểu đường, huyết áp, bệnh gan, cột sống...
Nếu bạn trong trong độ tuổi 30, hãy chú ý đến việc duy trì cân nặng. Nên thực hiện lối sống ăn uống khoa học lành mạnh, nếu bạn thừa cân, hãy thực hiện nghiên ngặt việc ăn uống và tập luyện.
Bạn có biết rằng gần 30% người Mỹ trong độ tuổi 30 bị béo phì? Đó cũng là nguyên nhân dẫn tới rất nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng cho lứa tuổi này. Chỉ cần giảm được 15% trọng lượng, sức khoẻ của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.