Số ca phản ứng thuốc quý I bằng cả năm 2015

05/04/2016 - 08:26
Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2016, Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc đã ghi nhận 27 ca phản ứng khi sử dụng thuốc.
Theo báo cáo của đơn vị này, 27 trường hợp phản ứng thuốc với biểu hiện sốc phản vệ, run tay chân, khó thở, dị ứng… có liên quan đến 6 loại thuốc. Đó là thuốc Necpim (cefepim) số lô VPIB14001 của Ấn Độ ghi nhận 3 trường hợp phản ứng nặng, trong đó 2 trường hợp bị phản ứng phản vệ và 1 trường hợp khác biểu hiện tím người, run tay chân. Đây là nhóm thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường hô hấp.
kham.jpg
Bệnh nhân có thể phản ứng với thuốc điều trị (Ảnh minh họa)
Thuốc Laknitil (l-ornithin l-aspatat), số lô 010515 của Công ty cổ phần dược vât tư y tế Hải Dương, ghi nhận 3 trường hợp, trong đó 2 ca phản ứng phản vệ, 1 trường hợp khác mẩn ngứa. Đây là thuốc điều trị các bệnh lý về gan.
 
Thuốc Xonesul (cefoperazon/sulbactam), số lô SAM15010 của nhà sản xuất M/S Samrudh Pharmaceutic als Pvt., Ltd ghi nhận 3 trường hợp phản ứng phản vệ/sốc phản vệ và 1 trường hợp mệt mỏi. Đây là thuốc điều trị kháng khuẩn.

Thuốc Vinrolac (ketorolac), số lô 010115 của Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc đã ghi nhận phản ứng với biểu hiện mẩn ngứa (1 trường hợp) và sưng nề mi mắt/phù mặt (3 trường hợp). Đây là thuốc điều trị ngắn ngày đau vừa tới nặng sau phẫu thuật.

Thuốc Cefotaxim Normon, Laboratorios Normon, S.A - Tây Ba Nha, số lô K15J1 khiến 3 trường hợp phản ứng, trong đó 1 trường hợp nặng với biểu hiện: tức ngực, khó thở, vã mồ hôi, da tái lạnh. Thuốc được dùng điều trị nhiễm khuẩn.

Thuốc Cefotaxim VCP số lô 530415 của Công ty cổ phần dược phẩm VCP sản xuất có đến 10 trường hợp bị phản ứng, trong đó, 2 trường hợp phản ứng phản vệ, khó thở và 8 trường hợp bị mẩn, ngứa.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm