Sơ cứu nhanh khi trẻ bị điện giật

Nắng Mai
05/06/2020 - 07:43
Sơ cứu nhanh khi trẻ bị điện giật
Trẻ nhỏ thường hiếu động và đôi khi sự hiếu động này thường đi kèm với những tai nạn đáng tiếc. Một trong những tai nạn phổ biến là trẻ bị điện giật.

Điện giật là một tai nạn vô cùng nguy hiểm, gây tổn thương cho cơ thể như ngừng tim, ngừng thở, tổn thương các cơ quan, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Sơ cứu trẻ bị điện giật là điều mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng cần phải biết để bảo vệ con mình tránh các biến chứng có thể xảy ra khi bé bị điện giật.

1. Điện giật ở trẻ có nguy hiểm không?

Tai nạn điện giật xảy ra một cách đột ngột khiến nạn nhân bị bỏng ở các mức độ từ nhẹ đến nặng, gây nhiều tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể, thậm chí có thể làm bệnh nhân tử vong do tim ngừng đập, ngừng thở.

Khi dòng điện xâm nhập vào cơ thể người, các cơ quan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng

- Tim: Rung thất, rối loạn nhịp nhĩ block tim độ 1 và 2, block nhánh và ngừng tim đột ngột là các hiện tượng có thể xảy ra khi bé bị điện giật. Trong đó rung thất là rối loạn nhịp tim gây tử vong thường gặp nhất, xảy ra trong khoảng 60% bệnh nhân có đường đi của dòng điện từ tay này sang tay khác.

- Luồng điện vào trong cơ thể người cũng sẽ khiến thận bị tổn thương do lắng đọng các sắc tố của tế bào thần kinh trong ống thận, hoại tử ống thận và tiêu cơ vân.

Sơ cứu nhanh khi trẻ bị điện giật - Ảnh 1.

- Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên của trẻ sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, nhẹ thì bị rối loạn trí nhớ, suy giảm hô hấp, mất ý thức, nặng thì bị liệt chi, rối loạn cảm giác, tử vong.

  • - Tổn thương da: Trẻ có thể bị bỏng nhiệt bề mặt, bỏng nhiệt một phần hoặc bỏng nhiệt toàn bộ sau khi tổn thương. Cần lưu ý không được dựa vào các tổn thương bên ngoài để xác định mức độ tổn thương bên trong, đặc biệt là các tổn thương do điện áp thấp gây nên.
  • Các cơ xương bị tổn thương sâu, phá hủy bào chất xương, hoại tử xương, gãy xương... Hệ thống mạch máu bị tổn thương, gây xuất huyết. Phổi, dạ dày, ruột non và đại tràng,... cũng bị tổn thương và gây biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn thứ phát, nhiễm trùng, và thậm chí là gây tử vong.

2. Sơ cứu trẻ bị điện giật

  • Khi thấy trẻ bị điện giật, lập tức làm những điều sau

  • - Khẩn trương ngắt nguồn điện, PHẢI NGẮT NGUỒN ĐIỆN, KHÔNG ĐƯỢC ĐỤNG VÀO NGƯỜI NẠN NHÂN KHI CHƯA NGẮT NGUỒN ĐIỆN.

  • - Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi dòng điện, nếu chưa thể ngắt điện, hãy dùng các vật dụng không dẫn điện như que gỗ, chổi.

  • - Kiểm tra các dấu hiệu tuần hoàn của trẻ, kiểm tra hô hấp và cử động. Nếu trẻ bị ngừng tim, cần tiến hành hồi sinh tim phổi như sau:

    • Đặt trẻ nằm, ngửa đầu tối đa, loại bỏ các dị vật trong miệng của trẻ, không làm nếu trẻ bị chấn thương cột sống cổ.

    • Ấn vào vùng trước tim của trẻ, kiểm tra nếu tim trẻ không đập trở lại thì tiến hành hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực cho trẻ (30 lần ép tim 2 lần thổi ngạt), tiếp tục cấp cứu đến khi nào tim trẻ đập lại và thở được.

    • Ngay sau khi trẻ tự thở được và tim đập trở lại cần tiến hành băng bó cầm máu, cố định các phần xương bị gãy, cố định cột sống cổ trẻ nếu nghi ngờ bị tổn thương, truyền dịch cho trẻ nếu trẻ bị hạ huyết áp và đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được chăm sóc đặc biệt.

  • Khi phát hiện con mình bị bỏng, các bậc cha mẹ không nên chườm đá, bôi thuốc mỡ hay bất cứ thứ gì lên vết bỏng, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các nhân viên y tế làm sạch và băng bó vết thương đồng thời kiểm tra những tổn thương bên trong của trẻ.

  • Sơ cứu nhanh khi trẻ bị điện giật - Ảnh 2.

3. Cách phòng tránh điện giật ở trẻ

  • Không phải đứa trẻ nào cũng có đủ ý thức để tránh xa những tác nhân gây tai nạn, cho dù cha mẹ đã dặn và dạy dỗ. Đối với những trẻ lớn, việc giáo dục và dạy cho trẻ biết được mối nguy hiểm về điện và cách phòng tránh điện giật khi sử dụng các thiết bị điện.

  • Đối với những trẻ còn nhỏ, cha mẹ cần chủ động bảo vệ trẻ bằng cách:

  • - Thiết kế các ổ cắm ngoài tầm với của trẻ

  • - Bịt hoặc dùng băng dính bịt kín các ổ cắm ít sử dụng đến. Dây dẫn điện trong nhà cần phải dùng loại có vỏ bọc cách điện tốt, không nên sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện có chất lượng kém, tốt nhất nên đặt chúng trong ống cách điện để phòng điện giật khi dây dẫn điện bị rò. Điều này không chỉ giúp phòng tránh điện giật ở trẻ mà còn phòng tránh cho cả gia đình.

  • - Không chạm vào nguồn điện, cắm phích các thiết bị điện khi tay đang ướt, chân không mang dép và đứng nơi ẩm ướt.

  • - Nối đất vỏ kim loại các thiết bị điện trong nhà như vỏ tủ lạnh, vỏ máy bơm nước, máy giặt,... để phòng điện giật khi điện bị rò ra vỏ. Khi thấy có dấu hiệu điện bị rò rỉ, tuyệt đối không tự đấu, nối, hay sửa chữa, cần ngắt ngay dòng điện và gọi thợ điện vào kiểm tra khắc phục.

  • Sử dụng các thiết bị điện an toàn, đảm bảo. Một số thiết bị điện không đảm bảo sẽ làm gia tăng khả năng rò rỉ điện, chập cháy...

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm