pnvnonline@phunuvietnam.vn
Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ
1. Tuần 27 đến tuần 30
Tuần 27:
- Có thể nói, sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối đánh dấu bằng việc phổi đã hoàn thiện. Phổi của bé đã có thể tự thở oxy nhưng còn rất yếu, khó có thể tự thở ở môi trường bên ngoài.
- Tế bào não phát triển nhanh, thai nhi đã "biết" và cảm nhận được nhiều hơn.
- Thời gian ngủ và thức dần ổn định, có quy củ.
- Bé dài khoảng 36,6cm và nặng khoảng 875g
Tuần 28:
- Tầm nhìn phát triển vượt trội. Thai nhi có thể nhìn thấy ánh sáng qua da bụng của mẹ.
- Bé dài khoảng 37,6cm và nặng khoảng 1005g
Tuần 29:
- Hệ cơ, hệ xương và phổi tiếp tục hoàn thiện.
- Hộp sọ phình to hơn để đáp ứng nhu cầu não phát triển nhanh.
- Bé dài khoảng 38,6cm và nặng khoảng 1153g.
Tuần 30:
- Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ ở tuần này thể hiện khá rõ ở việc thai nhi tăng cân nhanh. Nguyên nhân vì bé bắt đầu tích mỡ ở dưới da. Da của bé trở nên mịn màng hơn. Điều này cũng giúp giữ ấm cho bé khi chào đời.
- Bé dài khoảng 39,9cm và nặng khoảng 1319g
2. Tuần 31 đến tuần 34
Tuần 31:
- Tất cả 5 giác quan đã hoàn thiện. Mẹ có thể cảm nhận sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ qua thính giác của bé. Bé sẽ cử động khi nghe thấy âm thanh hoặc giai điệu yêu thích.
- Cơ thể bé cân đối và đầy đặn hơn, rõ nét hình hài của một em bé sơ sinh.
- Thai nhi có thể cử động cổ. Đầu bé có thể quay trái - phải. Bé cũng bắt đầu biết mút ngón tay.
- Bé dài khoảng 41,1cm và nặng khoảng 1502g
Tuần 32:
- Thai nhi hoàn thiện tất cả các bộ phận, kể cả các bộ phận nhỏ nhất như móng tay chân, lông mi, lông mày, tóc,... Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối đi vào giai đoạn cuối.
- Bé dài khoảng 42,4cm và nặng khoảng 1702g.
Tuần 33:
- Phổi đã hoàn chỉnh, có thể tự thở ở môi trường bên ngoài. Thai nhi đã điều khiển được hoạt động thở, mút và nuốt.
- Đồng tử mắt có thể co lại hoặc giãn ra theo cường độ ánh sáng.
- Phần xương sọ phát triển không cố định, có thể di chuyển chèn lên nhau để bé chui ra khỏi bụng mẹ dễ dàng hơn.
- Bé dài khoảng 43,7cm và nặng khoảng 1918g
Tuần 34:
- Tuyến thượng thận của thai nhi bắt đầu sản xuất hormone kích thích cơ thể tiết sữa mẹ.
- Bé dài khoảng 45cm và nặng khoảng 2146g
3. Tuần 35 đến tuần 38
Tuần 35:
- Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối vẫn tiếp tục, bé tăng cân nhanh ở tuần 35. Nguyên nhân là mỡ được dự trữ nhiều ở dưới 2 vai.
- Bé dài khoảng 46,2cm và nặng khoảng 2383g
Tuần 36:
- Mỡ và các lớp cơ trên mặt đã phát triển hoàn chỉnh. Do đó, khuôn mặt của bé rõ ràng các nét hơn.
- Bé quay đầu xuống dưới để sẵn sàng chào đời.
- Bé dài khoảng 47,4cm và nặng khoảng 2622g.
Tuần 37:
- Chất gây trên da dần tan vào nước ối. Lông tơ bao quanh cơ thể bé, thường được gọi là lông măng, cũng biến mất.
- Bé dài khoảng 48,6cm và nặng khoảng 2859g.
Tuần 38:
- Các cơ quan đã hoàn chỉnh và sẵn sàng hoạt động ở môi trường ngoài bụng mẹ.
- Bàn tay của bé có thể nắm - mở.
- Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối đã hoàn chỉnh. Từ tuần 38, bé có thể chào đời bất cứ lúc nào. Mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng.
- Bé dài khoảng 49,8cm và nặng khoảng 3083g
4. Tuần 39 - 40: Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối đã cán đích
Lúc này bé nặng khoảng 3462g với chiều dài 51,2cm. Bé đã sẵn sàng chào đời. Khi bé sinh ra, mẹ có thể thấy lông măng, mảng da khô và vết bớt trên người bé. Đầu bé chưa được tròn trịa. Nhưng mẹ hãy yên tâm, đây là những dấu hiệu bình thường. Nó sẽ nhanh chóng mất đi.