pnvnonline@phunuvietnam.vn
Sự thật về những hành động chán vợ của ông chồng "vô ơn"
Nguyên nhân phổ biến của hôn nhân có vấn đề là do sự bất bình đẳng. Rất nhiều phụ nữ cống hiến cho gia đình, làm việc không biết mệt mỏi nhưng lại bị phàn nàn.
Chẳng phải hôn nhân của nhiều người là như thế này sao: Bạn cảm thấy mình đã cho đi tất cả nhưng đối phương dường như không trân trọng điều đó.
Mối quan hệ ngày càng trở nên tồi tệ, phải làm sao?
1. Hãy cảnh giác với việc ép buộc cho - nhận và làm cho anh ấy hài lòng với nỗ lực của bạn
Nhắc đến cho đi, đầu tiên bạn phải hỏi chính mình: Sự đóng góp của bạn có đúng như những gì anh ấy muốn không? Nếu không, sự cho đi của bạn là vô nghĩa rồi.
Mai từng chia sẻ: "Để anh ấy ăn ngon, mỗi ngày tôi dậy sớm một tiếng nấu súp và bữa sáng, bữa trưa cho anh ấy mang đi. Thực đơn còn phong phú không trùng nhau trong cả tuần. Tối nào tôi cũng chờ anh ấy về, chuẩn bị đồ ăn đêm, là từng cái áo sơ mi tôi mới đi ngủ.
Tôi lau sàn vài lần mỗi ngày, tôi lau chưa đủ sạch sao? Tại sao anh ấy không bao giờ nhìn thấy nỗ lực của tôi? Lần trước chúng tôi cãi nhau, anh ấy nói ở bên tôi rất căng thẳng. Tôi uất ức mắng cho anh ta 1 trận. Rõ ràng là tôi chịu áp lực và nhiều công việc hơn anh ấy".
"Chồng Mai nhắn cho vợ: "Mỗi lần thấy em chuẩn bị xong, anh đều xấu hổ không muốn ăn, trong lòng anh thà để em ngủ thêm một lát, anh ra ngoài ăn gì cũng được.
Anh thậm chí còn muốn đưa em đi ăn một bữa thịnh soạn và thư giãn vào cuối tuần, mong em có thể đi chơi với anh nhiều hơn, thay vì lúc nào cũng đổi món nọ món kia. Anh sợ em sẽ giận nhưng sự thật anh cần 1 người vợ chứ đâu cần 1 ô sin hay bảo mẫu".
Sự thực, Mai hoàn toàn không quan tâm đến chồng mình muốn gì, cô luôn tự cho mình là đúng.
Áp lực đối với đàn ông là gì, thực ra đó là "cảm giác mắc nợ".
Nhiều người có thể nghĩ rằng: Tôi không mong nhận được bất cứ điều gì cho những nỗ lực của mình. Nhưng hôn nhân phải là một chiếc cân, cân bằng lẫn nhau thì mới bền lâu.
Bert Hellinger, bậc thầy về trị liệu gia đình đã từng nói: "Khi cho đi, chúng ta cảm thấy có quyền; khi được nhận, chúng ta cảm thấy có nghĩa vụ".
Đàn ông rất sợ phụ nữ nói cô ấy đã phải hy sinh quá nhiều cho gia đình này, như thể họ là những người chồng vô ơn.
2. Cho phép người khác từ chối là cho đi lành mạnh
Nếu muốn biết nỗ lực của mình là vì người khác hay vì chính mình, bạn chỉ cần tự hỏi: Bạn có cho phép người khác từ chối nỗ lực của mình không? Bạn có cho phép người khác trở nên vô ơn không?
Mai cũng từng cho rằng chồng cô không còn yêu cô nữa và cô khẳng định đàn ông nói chung là bội bạc.
Lý do vì: "Bây giờ anh ấy không cho tôi làm gì nữa, anh ấy vốn thích món cá và thịt kho mà tôi nấu nhất.
Cuối tuần trước tôi đi mua cá, thịt nhưng anh nhất quyết không cho tôi làm vì sợ tôi vất vả. Tôi nói không khó, tôi sẽ làm, sau đó chúng tôi bắt đầu cãi nhau.
Chẳng phải đã giao mùa sao, tôi mua quần áo cho anh ấy nhưng anh ấy không cho. Anh ấy bảo quần áo tôi mua anh ấy không vừa mắt. Dù trước đây tôi mua gì anh cũng mặc.
Tôi cảm thấy mình càng ngày càng rời xa cuộc đời anh, liệu anh có còn yêu tôi nữa không? Có ai ở bên ngoài không?".
Nỗi đau này là một loại mất khống chế, tức là nếu chồng từ chối sự cống hiến của Mai, đồng nghĩa với việc từ chối tình yêu.
Rất nhiều phụ nữ tự hỏi nếu họ không còn làm được những việc này việc kia, liệu anh ấy có còn yêu họ không?
Và cũng nhiều người mất đi niềm tin vào tình yêu sẽ khiến mình trở nên vô dụng, vô giá trị.
Cuối cùng, sau nhiều lần cãi vã, chồng Mai đã giải đáp: "Anh cảm thấy trước đây mình giống con trai của mẹ, nhưng bây giờ anh muốn thay đổi bản thân, không phải là anh không yêu em, cũng không phải là anh không cần em nữa. Anh chỉ mong rằng bản thân mình có thể độc lập hơn".
3. Chỉ bằng cách cho đi cân bằng thì "nước mới có thể chảy đều đặn"
Sau khi nghe điều này, bạn có nghĩ rằng chỉ cần sự đóng góp mang tính vị tha thì đó được coi là sự đóng góp xứng đáng.
Tất nhiên là không. Trên thực tế, điều quan trọng nhất của việc cho đi "không tốt quá mức".
Vẫn là câu chuyện của Mai, cô kho cá rất ngon nhưng chồng cô cũng đang tập làm món đấy. Hành động phục vụ chồng vì nghĩ mình làm tốt hơn đã vô tính khiến việc làm của Mai trở nên dư thừa. Trong khi đó, chồng mai không cần hành động dư thừa này của cô. Anh ta muốn học cách làm và muốn vợ mình không vất vả.
Sự dư thừa này không chỉ dành cho người nhận mà còn dành cho người cho.
Ví dụ cụ thể nhất là sự phân chia công việc nhà giữa vợ và chồng. Họ luôn cảm thấy mình có nhiều áp lực cuộc sống hơn, còn đối phương thì không.
Nếu người đàn ông giảm bớt "trái tim thủy tinh" và người phụ nữ ngừng "cho đi quá mức", một bên cộng trừ bên kia thì cặp đôi có thể tìm được "cân bằng mới" và cuộc sống hôn nhân sẽ hòa hợp hơn.