Sưng hạch bạch huyết và mối liên hệ với Covid-19

Allen
24/08/2022 - 07:25
Sưng hạch bạch huyết và mối liên hệ với Covid-19
Hạch bạch huyết phân bổ khắp cơ thể. Nghiên cứu cho thấy rằng các hạch bạch huyết sưng lên có thể là tác dụng phụ của việc tiêm vaccine COVID-19 hoặc là một triệu chứng của bệnh.

Các bác sĩ cũng gọi sưng hạch bạch huyết là hiện tượng nổi hạch. Dưới đây là mối liên hệ có thể có giữa tiêm chủng COVID-19 và bản thân bệnh tật có liên quan tới việc sưng hạch bạch huyết cùng các triệu chứng đi kèm.

1. Sưng hạch bạch huyết và COVID-19

Các nhà nghiên cứu đã thiết lập mối liên hệ giữa các hạch bạch huyết bị sưng và COVID-19, cả hai đều là tác dụng phụ của việc tiêm phòng và triệu chứng của COVID-19.

1.1. Sưng hạch bạch huyết là tác dụng phụ của vắc-xin

Sưng hạch bạch huyết ở nách là một tác dụng phụ đã được ghi nhận khi tiêm hai mũi vắc-xin RNA COVID-19 bao gồm Pfizer và Moderna hay Astrazeneca.

Việc các hạch bạch huyết bị sưng sau tiêm vắc- xin khá phổ biến và có thể là báo hiệu khả năng đáp ứng miễn dịch với vắc-xin. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng các hạch bạch huyết sưng lên thường xuyên hơn ở những người đã được tiêm vắc-xin Moderna so với những người đã được tiêm vắc-xin Pfizer với tỷ lệ 44% người báo cáo có phản ứng này.

Thông thường, một người có thể chỉ cảm thấy các hạch bạch huyết sưng lên trong khoảng 10 ngày sau khi tiêm chủng. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể xuất hiện trên chụp X-quang tuyến vú , trông tương tự như các dấu hiệu cảnh báo ung thư vú, trong tối đa 1 tháng sau khi tiêm chủng.

Một số chuyên gia y tế khuyên mọi người nên lên lịch chụp X-quang tuyến vú ít nhất 1 tháng sau khi họ nhận vắc-xin mRNA, nếu có thể.

Sưng hạch bạch huyết và mối liên hệ với Covid-19 - Ảnh 2.

Việc các hạch bạch huyết bị sưng sau tiêm vắc- xin khá phổ biến và có thể là báo hiệu khả năng đáp ứng miễn dịch với vắc-xin (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

 13 triệu chứng nhiễm Omicron thường gặp nhất ở người đã tiêm vaccine COVID-19

 Sau tiêm vaccine Covid-19 trẻ gặp tác dụng phụ nào cần đưa tới bệnh viện gấp?

1.2. Như một triệu chứng COVID-19

Các hạch bạch huyết bị sưng có thể xảy ra ở bất kỳ ai bị chảy nước mũi sau, là tình trạng dư chất nhầy ở phía sau cổ họng. Vết sưng thường chỉ ra một bệnh nhiễm trùng thông thường, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác.

Nghiên cứu năm 2022 có báo cáo về trường hợp những người bị sưng hạch bạch huyết ở cổ và sau tai nhưng không có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào nhận được chẩn đoán nhiễmCOVID-19.

Sưng hạch trên cổ cũng là một trong những triệu chứng liên quan đến hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) . MIS-C là một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng có thể phát triển ở trẻ em tiếp xúc với COVID-19.

MIS-C có thể phát triển vài tuần sau khi tiếp xúc với COVID-19 và tiến triển nhanh chóng, cần được chăm sóc đặc biệt. Nếu trẻ kêu đau cổ, cha mẹ hoặc người chăm sóc nên theo dõi sát tình trạng của trẻ. Cha mẹ nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu trẻ bị đau bụng, đau ngực hoặc các triệu chứng khác tăng lên.

2. Các triệu chứng kèm theo sưng hạch

Khi một người bị sưng các tuyến do một loại vi-rút thông thường, họ có thể cảm thấy không khỏe vì cơ thể đang chống lại một loại bệnh nhiễm trùng nào đó.

Sưng hạch bạch huyết và mối liên hệ với Covid-19 - Ảnh 3.

Khi một người bị sưng các tuyến do một loại vi-rút thông thường, họ có thể cảm thấy không khỏe vì cơ thể đang chống lại một loại bệnh nhiễm trùng nào đó (Ảnh: Medicalnews Today)

Các triệu chứng khác có thể phát triển cùng lúc với sưng hạch bạch huyết bao gồm:

- Mệt mỏi

- Đau nhức

- Đau họng

- Sốt

- Ớn lạnh

- Đổ mồ hôi đêm.

Mặc dù số lượng trường hợp và các nghiên cứu còn hạn chế, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu một người bị COVID bị sưng các hạch bạch huyết, họ cũng có thể bị một số biểu hiện như:

- Xuất hiện vết loét giống mụn rộp trên da

- Không có triệu chứng hô hấp COVID-19 phổ biến

- Mệt mỏi

- Đau đầu

- Không có vị giác hoặc khứu giác.

3. Nguyên nhân khác gây sưng hạch bạch huyết là gì?

Ngoài mối liên hệ với COVID-19, nhiều yếu tố khác có thể gây sưng hạch bạch huyết. Phổ biến nhất là:

- Cảm lạnh

- Viêm amidan

- Viêm họng hạt

- Viêm xoang

- Nhiễm trùng tai

- Bệnh đường hô hấp trên

- Áp-xe răng

- Bạch cầu đơn nhân

- Vết thương ngoài da

- Viêm mô tế bào.

Nghiêm trọng hơn nhưng ít phổ biến hơn là:

- HIV

- Bệnh sởi

- Bệnh lao

- Nhiễm ký sinh trùng

- Viêm khớp dạng thấp

- Lupus

- Bệnh lyme (viêm nhiễm do bọ ve đốt).

Ung thư cũng có thể gây sưng hạch bạch huyết nhưng điều này là rất hiếm.

4. Điều trị sưng hạch bạch huyết tại nhà

Nếu sưng hạch do tiêm vắc-xin COVID-19 thì bạn hoàn toàn có thể xử lý tại nhà bằng cách chườm ấm hoặc chườm nóng để xoa dịu cơn đau nhức ở những vùng bị sưng tây. Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như ibuprofen hoặc acetaminophen cũng có thể giúp giảm cảm giác khó chịu. Các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên uống đủ nước và nghỉ ngơi trong thời gian hồi phục.

Tuy nhiên, nếu một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn là nguyên nhân dẫn đến sưng hạch bạch huyết, thì việc điều trị bằng thuốc theo toa hoặc thuốc không kê đơn có thể giúp giảm sưng. Nhìn chung nếu cần trợ giúp từ thuốc bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng.

5. Khi nào sưng hạch bạch huyết cần liên hệ với bác sĩ?

Hầu hết sau một thời gian các hạch bạch huyết bị sưng sẽ trở lại kích thước bình thường trong vài ngày tới vài tuần khi cơ thể hoàn thành chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, đôi khi các hạch bị sưng có thể là dấu hiệu sức khỏe cần được chăm sóc y tế sớm và bạn cần liên hệ với bác sĩ tình trạng sưng hạch bạch huyết:

- Tiếp tục phát triển

- To hơn 1cm

- Không thu hẹp hay xẹp lại sau một vài tuần

Sưng hạch bạch huyết và mối liên hệ với Covid-19 - Ảnh 4.

Khi nào sưng hạch bạch huyết cần liên hệ với bác sĩ? (Ảnh: Internet)

- Cảm thấy hạch sưng giống viên bi hơn

- Vùng da bên dưới bị viêm

- Xuất hiện cùng các triệu chứng như viêm họng, sốt, khó thở, đổ mồ hôi đêm hay sụt cân bất thường

- Mất nước

- Phát triển khi không có dấu hiệu rõ ràng của bệnh tật hay nhiễm trùng.

Tóm lại thì tình trạng sưng hạch bạch huyết khá phổ biến và nhiễm trùng là nguyên nhân thường gây ra tình trạng này - có thể thuyên giảm mà không cần can thiệp y tế. Cũng có mối liên hệ giữa COVID-19 và sưng hạch bạch huyết và sưng hạch bạch huyết do tiêm vắc-xin COVID-19 sẽ biến mất trong vòng 10 ngày. Hãy quan sát khi có các biểu hiện bất thường trên để thăm khám phù hppjw.

Nguồn dịch:Swollen lymph nodes and COVID-19: Links


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm