pnvnonline@phunuvietnam.vn
Tác hại trong việc sử dụng sai cách "Hiệu ứng con sò" khi nuôi dạy con
Cùng với sự tiến bộ của thời đại, nhiều bậc cha mẹ đã dần thay đổi cách giáo dục con cái. Họ áp dụng những hiệu ứng tâm lý để khéo léo tác động một cách tích cực đến trẻ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, nếu áp dụng sai cách sẽ mang lại hậu quả xấu.
Chẳng hạn, một bà mẹ nói với con, nếu duy trì được thói quen gấp chăn bông mỗi ngày thì cuối tuần sẽ đưa con đi ăn món ăn yêu thích nhất. Tuy nhiên, vào một buổi sáng, khi kiểm tra phòng con, người mẹ phát hiện ra giường bừa bộn và chăn không ngăn nắp.
Khi đứa trẻ đi học về vào buổi tối, bà đề cập đến vấn đề này với con, nhưng cậu bé thản nhiên trả lời: "Vì cuối tuần mẹ không đưa con đi ăn thịt xiên rán nên con cũng không gấp chăn". Trong lòng cậu bé, hành động của mình chẳng có gì sai trái cả.
Người mẹ muốn thưởng cho con để hình thành thói quen tốt, và nghĩ rằng dù có khen thưởng hay không thì trẻ cũng nên tự hoàn thành công việc của mình. Nhưng đứa trẻ rõ ràng không nhìn nhận như vậy. Theo quan điểm của trẻ, gấp chăn không phải là nhiệm vụ của riêng mình mà là một hành vi "lao động", nếu không có "thù lao" không cần thiết phải tiếp tục làm.
Nguyên nhân khiến hành vi khuyến khích của bà mẹ này không đạt được hiệu quả như mong đợi là do đã sử dụng sai "hiệu ứng con sò". "Hiệu ứng con sò" được sử dụng trong giáo dục tại nhà, có nghĩa là khi cha mẹ cho trẻ phần thưởng, trẻ sẽ phát triển tích cực. Tuy nhiên, đòi hỏi phụ huynh phải sử dụng đúng cách mới phát huy hiệu quả.
Cha mẹ sử dụng nhầm "hiệu ứng con sò" có thể gây ra những ảnh hưởng này cho trẻ:
1. Khiến trẻ hình thành thói quen xấu
Nếu cha mẹ dùng "hiệu ứng con sò" một cách tùy hứng sẽ dẫn đến tác động tiêu cực. Đó là khi trẻ không nhận được lợi ích mong đợi, sẽ không phấn đấu. Nhận thức như vậy rất không tốt cho sự phát triển của trẻ, khiến trẻ sẽ hiểu sai mục đích của việc hoàn thiện bản thân, điều này sẽ làm cho quá trình tự hoàn thiện của trẻ bị chùng lại và trở nên thiếu chủ động.
2. Cản trở sự phát triển các giá trị của trẻ
Trẻ cũng sẽ trở nên "ích kỷ" hơn (nhưng thực chất là do sai sót trong nhận thức của trẻ), không thể phán đoán chính xác mối liên hệ giá trị giữa các sự vật.
Ví dụ, trong trường hợp gấp chăn, dưới sự hướng dẫn của các giá trị đúng, đứa trẻ nên nhận ra rằng đây là một loại hành vi có lợi cho bản thân, là biểu hiện của sự phát triển lành mạnh.
Tuy nhiên, cậu bé nói trên lại không nghĩ vậy. Bé đã liên kết việc xếp chăn với việc mẹ đưa mình đi ăn thịt xiên rán. Nghĩa là, giá trị của việc xếp chăn cũng giống như việc ăn thịt xiên rán chứ không phải nhiệm vụ của riêng mình. Hai vấn đề này được liên kết, dẫn đến trẻ không thể nhận thức đúng giá trị thực của một số hành vi hoặc sự việc.
3. Trẻ sẽ dần thiếu sự nhiệt tình
Một số phụ huynh thấy dùng "hiệu ứng con sò" để giáo dục con cái rất hiệu quả nên tăng "tần suất khen thưởng", từ đó nâng cao "hiệu quả tăng trưởng" của trẻ, nhưng thực chất là tăng tần suất khen thưởng và đặt ra nhiều yêu cầu hơn cho trẻ. Nhưng tần suất yêu cầu càng cao, trẻ càng ít có động lực để phát triển, sự mệt mỏi của trẻ sẽ ngày càng nhiều hơn, sự nhiệt tình phấn đấu sẽ giảm đi rất nhiều.
Cha mẹ sử dụng hợp lý "hiệu ứng con sò" sẽ mang lại những lợi ích này cho trẻ:
Việc sử dụng đúng "hiệu ứng con sò" có thể đóng một vai trò tuyệt vời trong việc khuyến khích trẻ, ảnh hưởng tích cực đến trẻ.
1. Hình thành thói quen tốt
Nếu "hiệu ứng con sò" có thể được sử dụng một cách chính xác, thực sự có rất nhiều lợi ích cho trẻ, khai sáng khả năng tiềm ẩn và hình thành thói quen mới của trẻ.
Ví dụ, khi trẻ làm việc nhà, cha mẹ có thể thưởng cho trẻ trong giai đoạn đầu để kích thích sự nhiệt tình của trẻ, để trẻ hiểu sâu hơn về công việc nhà, dần có hứng thú và nhận thức được việc làm việc nhà là cần thiết. Bằng cách này, trẻ có thể dần dần hình thành thói quen chăm sóc bản thân tốt.
2. Có thể tăng sự nhiệt tình của trẻ
Khi mọi người làm việc, động lực lớn nhất là gì? Đó chính là mục đích, là kết quả nhìn thấy được. Vì vậy, khi hướng dẫn trẻ làm công việc gì, nếu "kết quả nhìn thấy được" là phần thưởng thì trẻ sẽ có động lực hơn, vì trẻ biết rằng chỉ cần tích cực hoàn thành công việc thì trẻ sẽ đạt được điều mình mong muốn.
3. Sẽ rất hữu ích nếu bạn sửa những thói quen sai lầm của trẻ
"Hiệu ứng hình con sò" là tác dụng củng cố và tăng dần, nếu cha mẹ thưởng cho con những điều đúng nhưng không bao giờ thưởng những điều sai trái, thì con cái sẽ dần bỏ đi những điều chưa tốt đó.
Làm thế nào để cha mẹ có thể sử dụng "hiệu ứng con sò" một cách chính xác?
※ Sau khi khơi dậy hứng thú của trẻ, hãy dừng phần thưởng kịp thời
"Hiệu ứng con sò" rất thích hợp cho trẻ tiếp xúc và hứng thú với những mới. Tuy nhiên, khi trẻ trở nên hứng thú, chúng ta cần dừng việc khen thưởng đúng lúc, và để sở thích của trẻ trở thành động lực khiến trẻ tiếp tục học hỏi.
Lưu ý rằng cần có những điều chỉnh phù hợp dựa trên phản ứng của trẻ khi dừng phần thưởng. Nếu một số trẻ không thể thích ứng với việc phần thưởng bị gián đoạn đột ngột, thì chúng ta cần thay đổi phần thưởng để dần giảm sự phụ thuộc của trẻ vào phần thưởng.
※ Áp dụng nhiều phương thức khen thưởng
Nếu một phần thưởng cố định nào đó được thực hiện trong một thời gian dài, nó sẽ dần dần "bình thường hóa" với trẻ, và sau đó làm giảm đáng kể tác động tích cực của phần thưởng. Vì vậy, cha mẹ tốt nhất nên thay đổi phần thưởng thường xuyên, để con luôn giữ được tâm lý tích cực.
※ Tặng những phần thưởng phù hợp với trẻ
Để đảm bảo hiệu quả của phần thưởng, cha mẹ phải chuẩn bị phần thưởng phù hợp với giá trị của trẻ. Bạn cần nhớ, cái gì quá cũng không tốt nên cần chọn ra những hành động phù hợp với lứa tuổi và tránh khen thưởng tràn lan.
Ngay cả khi muốn trẻ ngoan ngoãn, bạn cũng không nên sử dụng hệ thống khen thưởng để hối lộ, dụ dỗ. Việc khen thưởng chỉ nên tập trung vào một số hành vi nhất định, không nên triển khai tràn lan. Khi đó, trẻ sẽ hành động có chủ đích và biết rằng chỉ cần mè nheo và tự kết thúc, mình sẽ có phần thưởng. Ngoài ra, việc này cũng giúp bạn không bước qua ranh giới của việc khen thưởng đúng đắn với nuông chiều quá mức.