pnvnonline@phunuvietnam.vn
Không tùy tiện tắm lá cây cho trẻ vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe
Mới đây, trường hợp bệnh nhi bị mẩn đỏ toàn thân và xuất hiện tình trạng loét mũi, kèm theo đó là xuất huyết dưới da và bú kém xảy ra. Bệnh nhân là trẻ mới 20 ngày tuổi tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng tên N.H.H và được điều trị tại khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng.
Dấu hiệu của trẻ khi nhập viện, cách 2 ngày vào viện người thân cho biết đã sử dụng lá cây để tắm cho trẻ. Sau khi tắm thấy bé xuất hiện các nốt mẩn đỏ toàn thân, kèm theo đó là niêm mạc vùng mũi cũng bị viêm loét, có nốt xuất huyết kèm theo rải rác ở dưới da. Đặc biệt, bé không bú được do tình trạng viêm loét niêm mạc miệng xảy ra.
Sau khi tiếp nhận điều trị, bác sĩ điều trị cho biết sức khoẻ em bé đã tiến triển, da đỡ mẩn đỏ, niêm mạc mũi và miệng cũng giảm tình trạng loét giúp bé có thể tự bú được. Vậy tắm lá cây cho trẻ thực tế không tốt như nhiều phụ huynh vẫn lầm tưởng.
1. Tắm lá cây cho trẻ dựa theo dân gian
Thực tế, đến nay vẫn có rất nhiều gia đình áp dụng các biện pháp tắm bằng lá cây cho trẻ được truyền miệng trong dân gian.
Một số loại lá cây được biết đến như bài thuốc tắm cho trẻ như:
- Tắm cho trẻ bằng mướp đắng.
- Tắm bằng lá cây cho trẻ như lá chè tươi.
- Tắm cho trẻ bằng chanh,...
Những loại lá cây được lựa chọn tắm cho trẻ với mục đích giúp trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho biết rằng, cấu trúc làn da của em bé rất mỏng đặc biệt đối với trẻ sơ sinh.
Vì cấu trúc da chưa ổn định, đây là lý do khiến da bé dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Và đa số tình trạng viêm da ở trẻ sơ sinh xảy ra do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài.
Hướng dẫn mẹ Cách nhận biết triệu chứng viêm da cơ địa để lựa chọn biện pháp điều trị viêm da an toàn cho trẻ.
Nhiều người thậm chí còn sử dụng các loại lá mọc ở bờ bụi, ven đường để tắm cho trẻ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân được biết đến sẽ gây ra ảnh hưởng tới da trẻ vì các loại lá cây mọc ven đường có thể bị nhiễm khuẩn, thậm chí còn có loại bị nhiễm thuốc trừ sâu và rất khó để có thể rửa sạch ngay cả khi đã đun sôi lá. Do đó, lúc này mầm bệnh có trong lá cây chưa được loại bỏ hết nên sẽ gây hại cho làn da mỏng manh của trẻ.
Tình trạng da bị viêm, trẻ sẽ xuất hiện biểu hiện như sốt, quấy khóc và da toàn thân hoặc các chỗ tiếp xúc mẩn đỏ và mọc mụn. Trẻ có thể bị lở loét ở từng vùng như niêm mạc miệng, mũi hoặc toàn thân và biểu hiện của dị ứng xảy ra nặng như sốc hoặc vô niệu.
2. Cảnh báo các biến chứng nguy hiểm khi tự tắm nước lá cây cho trẻ
Ngoài việc sử dụng lá cây để tắm cho trẻ, rất nhiều phụ huynh lựa chọn tắm lá cây cho trẻ để chữa một vài bệnh về da. Các mẹ cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm về tắm các loại lá như: lá trầu không, cây xoan đất,... đem lại tác dụng chữa bệnh ngoài da cho trẻ mà không cần sử dụng bất cứ loại thuốc kháng sinh nào. Tuy nhiên, lựa chọn tắm lá cây cho trẻ có thể gây ra nhiều nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.
Không chỉ em bé 20 ngày tuổi tại Cao Bằng, trước đây tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cũng tiếp nhận một bé 32 ngày tuổi nhập viện trong tình trạng nổi bọng nước rải rác toàn thân, bọng nước to dần, vỡ và chảy mủ. Khi tắm lá cho trẻ khiến cho tình trạng chảy mủ da nặng thêm, lúc này gia đình mới đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra.
Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ đã phát hiện các tổn thương trên da trẻ như chảy mủ, mắt chảy dử vàng nhiều và đóng vảy rải rác toàn thân. Chẩn đoán cho kết quả, trẻ bị viêm da mụn mủ và viêm kết mạc mắt. Nhanh chóng bé được chỉ định nhập khoa Các bệnh Nhiệt đới để thực hiện điều trị.
Các bác sĩ cũng cho biết thêm, hầu hết các trường hợp trẻ nhập viện ban đầu chỉ bị mẩn ngứa và nổi ít nốt đỏ li ti. Tuy nhiên vì chậm trễ, gia đình không cho trẻ đi khám ngay, sau đó sử dụng biện pháp dân gian là tắm lá nước cho trẻ khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn mới đưa trẻ đi khám.
Điều này vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ. Nếu không kịp thời điều trị có thể khiến tình trạng bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu, thậm chí còn có thể gây nhiều biến chứng nặng như ngứa ngáy và chảy dịch nguy hiểm cho trẻ.
Ngoài ra, khi áp dụng các biện pháp tùy tiện tắm lá cây cho trẻ theo phương pháp dân gian còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm không lường trước được gây ảnh hưởng khó chịu cũng như tác động đến hiệu quả điều trị về sau của trẻ. Vì vậy, khi trẻ xuất hiện các hiện tượng bất thường trên da, phụ huynh nên chủ động đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám và nhận điều trị kịp thời.
3. Khuyến cáo của bác sĩ
Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, các bác sĩ đã đưa ra khuyến cáo rằng không nên tắm cho trẻ bằng các loại lá cây khi không đảm bảo nguồn gốc hay tính chất của loại lá mình sử dụng để tắm cho trẻ vì có thể khiến trẻ bị lở loét, nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách.
Cha mẹ nên lựa chọn tắm cho trẻ theo quy trình chuẩn bằng cách tắm nước ấm thông thường cho trẻ, không nên tùy tiện tắm lá cây cho trẻ.
Đọc thêm bài viết: Trời lạnh có nên tắm cho trẻ sơ sinh không? Nguyên tắc tắm mùa đông cho trẻ là gì?
Đối với tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ trên da bất thường và các dấu hiệu bất thường trên da lan rộng, gia đình cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được kịp thời điều trị.
Đối với các loại cây dân gian truyền miệng sử dụng tắm cho trẻ như cúc tần, diệp lục hay lá đơn đở hoặc lá trầu không,... đều có thể có tác dụng với trường hợp nào đó ở trẻ và lý do có thể xuất hiện như không phù hợp với cơ địa trẻ và các loại lá cây này không hoàn toàn có tác dụng đối với các trường hợp bệnh lý về da ở trẻ.
Tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ phần lớn có biểu hiện ban đầu là mẩn đỏ, nếu phụ huynh không kịp thời điều trị cho trẻ có thể khiến tình trạng da của trẻ nặng hơn như dẫn đến ngứa ngáy, chảy dịch khó chịu ở trẻ.
4. Chăm sóc viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ bằng cách nào?
Để chăm sóc tốt cho trẻ khi trẻ bị viêm da cơ địa, phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ dưới đây:
- Sử dụng kem dưỡng làm mềm, làm ẩm da cho trẻ, các loại kem có tác dụng phục hồi tổn thương trên da trẻ nhanh nhất.
- Vệ sinh cho trẻ để tránh trẻ bị viêm da dị ứng. Vệ sinh cá nhân cho trẻ, vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thoáng mát.
- Không để trẻ tiếp xúc với các chất độc hại, môi trường ô nhiễm hay nguồn nước bẩn.
- Ngoài bảo vệ trẻ khỏi tác động từ bên ngoài, cần cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý. Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ và phòng viêm da cơ địa của trẻ nhỏ một cách tốt nhất.
Tắm lá cây cho trẻ, cha mẹ tuyệt đối không tùy tiện. Khi trẻ gặp các vấn đề về da, nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.