pnvnonline@phunuvietnam.vn
Tăng đường huyết là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách kiểm soát bệnh
1. Tăng đường huyết là gì?
Tăng đường huyết là việc lượng đường (glucose) trong máu cao. Dấu hiệu tăng đường huyết xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất hoặc sử dụng đủ insulin - một loại hormone hấp thụ glucose vào các tế bào để sử dụng làm năng lượng.
Dấu hiệu tăng đường huyết xuất hiện khi lượng đường trong máu cao hơn 11,1mmol/l (200 mg/dl), nhưng các triệu chứng sẽ không rõ ràng cho đến khi các giá trị thậm chí cao hơn, chẳng hạn như 15-20 mmol/l (~ 250-300 mg/dl). Một đối tượng có chỉ số lượng đường trong máu thường xuyên trong khoảng ~ 5,6 đến ~ 7 mmol / l (100–126 mg/dl) được coi là tăng đường huyết nhẹ, trên 7mmol/l (126 mg/dl) thường được coi là bị tiểu đường
Tăng đường huyết thường xảy ra ở người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp những người bị chứng tiền tiểu đường cũng có thể mắc phải bệnh này.
Tăng đường huyết thể hiện tình trạng lượng đường trong máu tăng cao
2. Phân loại
Có hai loại tăng đường huyết chính:
Tăng đường huyết lúc đói: Lượng đường trong máu cao hơn 130 mg/dL (miligam mỗi decilit) sau khi không ăn hoặc uống ít nhất 8 giờ.
Tăng đường huyết sau ăn hoặc sau bữa ăn: Lượng đường trong máu cao hơn 180 mg/dL 2 giờ sau khi bạn ăn. Những người không mắc bệnh tiểu đường hiếm khi có lượng đường trong máu trên 140 mg/dL sau bữa ăn, trừ khi nó thực sự lớn.
3. Dấu hiệu
Tăng đường huyết có nhiều triệu chứng khác nhau tùy theo mức độ gặp phải và biểu hiện của người bệnh. Một số dấu hiệu thường gặp gồm:
- Thường xuyên cảm thấy khát.
- Nhức đầu, đau đầu, khó tập trung.
- Mắt mờ, thường xuyên cảm giác khó nhìn rõ hơn bình thường.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Mệt mỏi (yếu, cảm giác mệt mỏi).
- Giảm cân, suy dinh dưỡng, người xanh xao.
Lượng đường trong máu cao liên tục có thể gây ra:
- Nhiễm trùng âm đạo và các vấn đề về da.
- Vết cắt và vết loét chậm lành.
- Khả năng nhìn, tầm nhìn mắt tồi tệ hơn.
- Tổn thương thần kinh gây nhức đầu thậm chí gây tê liệt hệ thần kinh.
- Rối loạn cương dương ở nam giới, giảm ham muốn tình dục.
- Các vấn đề về dạ dày và ruột như táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy.
- Tổn thương mắt, mạch máu hoặc thận của bạn.
Tăng đường huyết có nhiều biểu hiện như nhức đầu, khó chịu
4. Nguyên nhân và đối tượng dễ bị tăng đường huyết
Hầu hết mọi người đều có sự gia tăng lượng đường trong máu sau khi ăn một bữa ăn nhiều glucose. Tuy nhiên, với người bị tăng đường huyết, lượng đường trong máu liên tục cao. Vậy nguyên nhân gây tăng đường huyết là gì?
4.1. Nguyên nhân
- Người mắc bệnh tiểu đường: nguyên nhân chính gây ra tình trạng đường trong máu cao. Ở những người tiểu đường, chỉ số insulin không ổn định.
- Không tiêm bổ sung insulin.
- Sử dụng một số loại thuốc như steroid.
- Do chế độ ăn như ăn quá nhiều tinh bột, ăn quá nhiều chất ngọt nhân tạo, thực phẩm giàu chất béo...
- Căng thẳng trong công việc, cuộc sống cũng có thể giải phóng các hormone giữ glucose ở mức cao trong máu.
- Hiện tượng bình minh: Tình trạng này xảy ra vào sáng sớm khi một số hormone như epinephrine, glucagon và cortisol, khiến gan giải phóng glucose vào máu. Hiện tượng này thường xảy ra khoảng 8 đến 10 giờ sáng.
Nhìn chung các dấu hiệu tăng đường huyết kéo dài ở bệnh nhân tiểu đường hoặc người có dấu hiệu tiền tiểu đường.
Chế độ ăn nhiều đường tăng nguy cơ mắc bệnh
4.2. Những đối tượng dễ bị tăng đường huyết?
- Người thường xuyên ngồi một chỗ, ít hoạt động.
- Người bị chấn thương hoặc phẫu thuật.
- Người bị bệnh hoặc nhiễm trùng.
- Người thường xuyên căng thẳng tinh thần.
– Rối loạn đường máu hay tiền đái tháo đường.
– Tiền sử có bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch.
– Phụ nữ bị buồng trứng đa nang.
– Gia đình có người bị đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột).
5. Phương pháp điều trị
Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị tăng đường huyết hiệu quả. Cụ thể các kỹ thuật y tế dùng để điều trị tăng đường huyết gồm:
Kiểm soát đường huyết tại nhà: Bạn có thể kiểm soát đường huyết tại nhà với các loại máy đo đường máu là cách giúp việc điều trị, nắm bắt tình trạng sức khỏe của bạn tốt hơn, ở trong mức giới hạn cho phép. Hãy thực hiện kiểm tra lượng đường trong máu của bạn theo khuyến cáo của bác sĩ. Nếu lượng đường trong máu của bạn cao hơn mức cho phép 240 mg/dl (13 mmol/l). Bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi.
Kiểm soát đường huyết tại nhà là việc nên làm
Sử dụng các loại thuốc điều trị đường huyết cao: Thông thường các loại thuốc bác sĩ kê đơn hoặc tư vấn đều nhằm giúp kiểm soát insulin trong cơ thể đặc biệt với người bệnh tiểu đường. Tùy theo tình trạng mỗi bệnh mà lượng thuốc điều trị đường huyết cao sẽ khác nhau nên thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ.
Uống nhiều nước hơn: Nước có nhiều tác dụng với cơ thể đặc biệt với người có triệu chứng đường huyết cao. Nước giúp loại bỏ lượng đường dư thừa từ máu của bạn thông qua nước tiểu đồng thời giúp bạn tránh mất nước. Ngoài ra, nước còn hạn chế cảm giác thèm ăn hay muốn bổ sung đường của người bệnh. Nên bổ sung khoảng 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày.
Chế độ dinh dưỡng: Chú ý ăn ít hơn các thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ, ăn ít hơn mỗi bữa và hạn chế ăn vặt. Thay vào đó, hãy bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ, ít đường để giữ lượng glucose ở mức cơ thể có thể xử lý. Tốt nhất, bạn nên tham khảo chế độ dinh dưỡng từ các bác sĩ để biết những thực phẩm nào tốt với bạn.
Tập thể dục: Các hoạt động thể chất có thể sử dụng glucose dư thừa trong máu. Tuy nhiên, với những người bị tăng đường huyết nặng thì nên hạn chế các hoạt động thể chất nặng có thể phá vỡ nhiều chất béo. Đặc biệt nếu nước tiểu có chứa xeton ở bệnh nhân huyết áp cao và tiểu đường tuýp 2 nên hạn chế tập thể dục.
Tập luyện thể dục nhẹ nhàng
6. Biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng đường huyết
Khi lượng đường trong máu cao kéo dài, một loạt các vấn đề sức khỏe có thể phát triển. Biến chứng bệnh tăng đường huyết là gì? Các biến chứng bao gồm:
Dễ bị nhiễm khuẩn và nấm:
Tăng đường huyết kéo dài làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nấm như mụn nhọt, giun đũa, các loại khuẩn lây nhiễm cao hơn. Bệnh gây ra các vấn đề về da liễu như các mảng da hình tròn, hình bầu dục, có vảy màu nâu nhạt trên chân, các nốt màu nâu nổi trên cổ, nách, háng. Người bị tiểu đường có đường huyết cao có thể bị mụn nước ở các chi nghiêm trọng hơn là hoại tử lipoidica diabeticorum - một dạng tổn thương với các vết sẹo màu tím. Một số trường hợp da dày, cứng sáp ở mu bàn tay.
Tổn thương thần kinh:
Tăng đường huyết liên tục có thể gây tổn thương hoặc làm hỏng các dây thần kinh theo nhiều cách. Người có triệu chứng đường huyết cao có thể gặp phải các biến chứng bệnh như:
Bệnh thần kinh ngoại biên: Đây là tổn thương thần kinh ở bàn chân và bàn tay. Bệnh có thể dẫn đến tê, ngứa ran hoặc da yếu. Các tổn thương ở chân đôi khi không được chú ý.
Bệnh lý thần kinh tự động: Điều này ảnh hưởng đến các quá trình tự động trong cơ thể, chẳng hạn như kiểm soát bàng quang, chức năng tình dục và tiêu hóa.
Các loại bệnh lý thần kinh khác: Đường huyết tăng liên tục có thể dẫn đến bệnh lý thần kinh xương đùi, ngực, sọ hoặc nhiều khu vực khác trong cơ thể.
Biến chứng gây nên các vấn đề về mắt:
Những người mắc bệnh tiểu đường có đường huyết cao thường xuyên có thể gặp bệnh võng mạc tiểu đường. Gây tổn thương nghiêm trọng cho các mạch máu ở phía sau mắt, dẫn đến mất thị lực thậm chí gây mù. Bị tăng đường huyết và huyết áp cao liên tục làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp lên 40% và đục thủy tinh thể lên 60%.
Ketoacidosis tiểu đường (DKA):
Biến chứng xuất hiện khiến các tế bào trở nên ít nhạy cảm hơn với insulin. Khi cơ thể không đủ insulin hoặc các tế bào không đáp ứng và glucose không truy cập vào các tế bào thì cơ thể sẽ sử dụng chất béo để tạo năng lượng thay thế khiến cơ thể sẽ sản xuất ketone do phá vỡ chất béo. Quá trình tích tụ ketone lâu ngày khiến máu trở nên quá nhiều axit gây nên DKA. DKA có thể gây hôn mê do tiểu đường nếu không được điều trị.
7. Phòng tránh
Để phòng ngừa chứng tăng đường huyết, bạn cần phòng ngừa nguyên nhân gây ra bệnh như mắc bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học. Một số cách phòng ngừa gồm:
- Cắt giảm đường và carb chế biến sẵn để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Chế độ ăn low-carb, ăn ít carbohydrate.
- Giảm cân, tránh béo phì: hầu hết những người bị tiểu đường tuýp 2 thường thừa cân, béo phì.
- Thường xuyên tập thể dục: Với những người không hoặc ít hoạt động thể chất, thường xuyên ngồi cả ngày dẫn đến một lối sống ít vận động, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Lối sống ít vận động cũng tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và đường trong máu cao.
- Bỏ thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích không tốt cho sức khỏe tim mạch và các vấn đề về đường huyết
- Thường xuyên kiểm tra đường huyết, chỉ số đường huyết như sau được coi là an toàn:
Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0- 7,2mmol/l).
Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l).
Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).
Ở mỗi lứa tuổi, thể trạng có mức đường huyết an toàn khác nhau. Nếu quá chênh lệch so với mức an toàn chung trên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để phòng tránh bệnh nặng hơn.
8. Cách ăn uống cho người tăng đường huyết
Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sự phát triển, diễn biến của dấu hiệu tăng đường huyết. Người thường xuyên tăng đường huyết cần chú ý đến những thực phẩm bổ sung hàng ngày cũng như cách chế biến chúng:
8.1. Người tăng đường huyết nên ăn gì?
- Nhóm thực phẩm đường bột: Hạn chế ăn cơm, khoai, sắn. Ăn thực phẩm đường bột ít đường gồm đậu đỗ, ngũ cốc nguyên hạt, gạo còn vỏ cám, rau củ quả... tốt cho sức khỏe, hạn chế việc tăng đường huyết. Chú ý, chỉ nên chế biến bằng các phương pháp như hấp, luộc, nướng, hạn chế chiên, xào. Nếu người bệnh tăng đường huyết ăn khoai sắn thì nên giảm hoặc cắt cơm.
- Các loại thịt nạc: các loại thịt nạc như thịt gia cầm bỏ da, thịt bỏ mỡ, cá... bổ sung protein, hạn chế béo phì và các bệnh tăng đường huyết.
- Chất béo không bão hòa: Chất béo không bão hòa có trong đậu nành, dầu cá, vừng, dầu olive được ưu tiên trong chế độ ăn cho người tăng đường huyết.
- Bổ sung chất xơ: các chất xơ đặc biệt chất xơ từ rau, hoa quả giúp kiểm soát tốt lượng đường, hạn chế đường trong máu tốt. Khi chế biến không nên cho các loại sốt ngọt, kem vào.
Theo viện dinh dưỡng quốc gia, người tăng đường huyết nên bổ sung tỷ lệ giữa các thành phần trong bữa ăn hàng ngày sau để ổn định lượng đường trong máu, cụ thể gồm:
- Protein: lượng protein ở người có triệu chứng tăng đường huyết nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.
- Lipit: Tỷ lệ chất béo ở người tăng đường huyết nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, cũng cần chú ý tỷ lệ này không nên vượt quá 30%, hạn chế các axit béo bão hòa để ổn định đường huyết và hạn chế các nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp cho người tăng đường huyết nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần. Nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như : gạo lứt, bánh mì đen,yến mạch, các loại đậu nguyên hạt...
Chất xơ tốt cho người bệnh tăng đường huyết
8.2. Người tăng đường huyết nên kiêng gì?
- Hạn chế thực phẩm quá nhiều tinh bột như gạo trắng, miến, bột sắn dây...
- Hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol không tốt cho sức khỏe, bệnh đường huyết và tim mạch.
- Hạn chế thực phẩm như thịt mỡ, nội tạng động vật, da gia cầm, các loại ke, mứt, siro, nước ngọt có ga...
- Hạn chế các loại hoa quả sấy, mứt hoa quả bởi lượng đường trong các thực phẩm này rất cao.
- Tránh ăn quá nhiều trong một bữa khiến đường huyết tăng đột ngột.
- Vận động nhẹ sau khi ăn, tránh nằm, ngồi.
Khi mắc bệnh tiểu đường gây tăng đường huyết, chế độ ăn uống, luyện tập cần thực hiện theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa. Đảm bảo thực hiện theo đúng phác đồ điều trị giúp tránh tình trạng bệnh.
Hạn chế thực phẩm nhiều đường trong chế độ ăn
9. Các câu hỏi thường gặp
Có phải ăn quá nhiều đường dẫn đến tăng đường huyết?
Nguyên nhân chủ yếu của chứng tăng đường huyết là cơ thể sản xuất ra quá ít insulin. Vì thế, khó có thể xác định chắc chắn ăn quá nhiều đường dẫn đến bệnh. Chủ yếu, chế độ ăn nhiều đường làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Người không bị tiểu đường có thể bị tăng đường huyết không?
Người không bị tiểu đường có thể bị tăng đường huyết. Tuy nhiên, ở những người này, đường huyết tăng trên mức bình thường nhưng chưa đủ để kết luận là mắc bệnh tiểu đường. Khi không bị tiểu đường mà có lượng đường trong máu cao thì đây là giai đoạn trung gian giữa tình trạng cơ thể bình thường và bệnh lý.
Bệnh nhân tiểu đường có thể nhận biết mình đang bị tăng đường huyết không?
Người bị tiểu đường type 1 (phụ thuộc insulin) có thể sớm nhận biết tình trạng tăng đường huyết qua các dấu hiệu như khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi, buồn ngủ.... Còn người bị tiểu đường type 2 (không phụ thuộc insulin) thì khó phát hiện các dấu hiệu hơn.
Tăng đường huyết có thể chữa khỏi hoàn toàn được không?
Để chữa khỏi hoàn toàn chứng tăng đường huyết cần chữa khỏi hoàn toàn nguyên nhân gây chứng này. Trong đó, nguyên nhân gây chứng tăng đường huyết chủ yếu là tiểu đường. Bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị để giảm hoặc hạn chế mức độ tiến triển của bệnh.
Có phải đường huyết càng xuống thấp càng tốt?
Đây là một quan niệm sai lầm, cơ thể chỉ ổn định khi lượng đường huyết ổn định. Nếu đường huyết xuống thấp quá mức gây hạ đường huyết - dấu hiệu nguy hiểm với sức khỏe.
10. Các hình ảnh về tăng đường huyết
Những thông tin trên hy vọng giúp bạn giải đáp được thắc mắc tăng đường huyết là gì và bệnh có nghiêm trọng không. Lưu ý, thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ, thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để phòng ngừa sự tiến triển của tình trạng.
Nguồn dịch: https://www.webmd.com/diabetes/guide/diabetes-hyperglycemia
https://www.medicalnewstoday.com/articles/323699.php
https://www.diabetes.org/diabetes/medication-management/blood-glucose-testing-and-control/hyperglycemia
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hyperglycemia/symptoms-causes/syc-20373631