pnvnonline@phunuvietnam.vn
Teo tinh hoàn là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
1. Bệnh teo tinh hoàn là gì?
Tinh hoàn là một bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh sản của nam giới, có chức năng sản sinh và nuôi dưỡng tinh trùng cũng như tác động đến chức năng sinh lý. Tinh hoàn ở trạng thái bình thường thì 2 bên sẽ có kích thước gần bằng nhau hoặc có lệch nhưng không nhiều.
Thôhg thường, tinh hoàn có kích thước dài khoảng 4,5cm và rộng khoảng 2,5cm, nặng khoảng 20g. Tinh hoàn được bao bọc bên ngoài bởi một lớp vỏ xơ dày, trắng và không có độ đàn hồi. Khi tinh hoàn không đạt kích thước và trọng lượng như trên có nghĩa là tinh hoàn đã bị teo.
Trong trường hợp teo tinh hoàn, tinh hoàn trở nên nhỏ hơn do mất một số tế bào mầm và tế bào Leydig. Các tế bào mầm tạo ra tinh trùng trong khi các tế bào Leydig tạo ra testosterone. Nếu tinh hoàn co lại, người bị có thể có số lượng tinh trùng thấp hoặc mức testosterone thấp hơn, hay cả hai trường hợp do mất các tế bào này.
Khi mắc bệnh, thường người bệnh không nhận thấy dấu hiệu ngay lập tức. Bệnh thường sẽ ủ theo thời gian và trở nặng dần. Tuy nhiên, vẫn có một vài dấu hiệu có thể được nhận dạng, đó là tinh hoàn có xu hướng nhỏ dần. Nếu chỉ bị teo một bên tinh hoàn thì sẽ càng dễ nhận sự khác biệt giữa hai viên tinh hoàn.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây teo tinh hoàn là gì được rất nhiều nam giới. Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân được chứng minh là có thể dẫn đến teo tinh hoàn ở nam giới. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
2.1. Mất cân bằng hormone
Mất cân bằng nội tiết tố đôi khi có thể dẫn đến bệnh teo tinh hoàn. Nếu cơ thể sản xuất ít hơn hoặc không sản xuất testosterone, tinh hoàn có thể co lại dần dần.
Một số nguyên nhân tiềm ẩn gây mất cân bằng hormone, làm ức chế sản xuất testosterone ở nam giới bao gồm:
- Sử dụng liệu pháp thay thế testosterone.
- Sử dụng estrogen.
- Sử dụng một số loại thuốc điều trị viêm tinh hoàn.
2.2 Bệnh lý
Đôi khi tình trạng teo tinh hoàn có thể liên quan đến một số bệnh lý trong cơ thể. Một số nguyên nhân bệnh lý dẫn đến teo tinh hoàn bao gồm:
- Viêm tinh hoàn: Là tình trạng đau và sưng ở tinh hoàn. Đôi khi bệnh cũng có thể gây buồn nôn và sốt. Ban đầu, bệnh có thể làm cho tinh hoàn trông lớn hơn, tuy nhiên nhiễm trùng lâu dài mà không được điều trị có thể dẫn đến tinh hoàn bị teo lại.
- Xoắn tinh hoàn: Xảy ra khi một tinh hoàn quay và xoắn dây thừng tinh lại. Điều này ngăn chặn máu đến bìu, tinh hoàn. Giảm lưu lượng máu có thể gây đau và sưng trong tinh hoàn. Nếu không được điều trị đúng thời điểm, xoắn tinh hoàn có thể gây teo tinh hoàn vĩnh viễn.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Là tình trạng các tĩnh mạch đi qua bìu bị giãn và to ra. Trong một số trường hợp, bệnh có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, thông thường giãn tĩnh mạch thừng tinh khiến tinh hoàn bên trái nhỏ hơn bình thường.
2.3 Nguyên nhân khác
Ngoài trừ lý do từ bệnh lý và mất cân bằng hormone, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến teo tinh hoàn bao gồm:
- Tuổi tác: Tinh hoàn có thể sẽ bắt đầu co lại theo thời gian. Đây là một quá trình tự nhiên, vì cơ thể sản xuất ít testosterone hơn khi lão hóa.
- Nghiện rượu: Thường xuyên tiêu thụ quá nhiều rượu có thể làm giảm nồng độ testosterone, gây tổn thương mô tinh hoàn và khiến tinh hoàn bị teo.
- Sử dụng steroid hoặc estrogen bổ sung có thể gây ra tác dụng tương tự đối với Hormone, bao gồm làm teo tinh hoàn.
- Vùng kín chịu tác động mạnh: Việc thủ dâm sai cách, quan hệ thô bạo, hoạt động gây chèn ép vùng kín trong thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến teo tinh hoàn.
- Tinh hoàn lạc chỗ: Đây là hiện tượng bẩm sinh khi em bé sinh ra tinh hoàn không đi vào bìu mà nằm ở ổ bụng, ống bẹn khiến tinh hoàn teo dần.
3. Dấu hiệu của bệnh teo tinh hoàn
Tuy rằng triệu chứng chính của bệnh teo tinh hoàn là co rút một hoặc cả hai tinh hoàn. Nhưng tùy thuộc vào độ tuổi của người bệnh và các điều kiện cơ bản, một số triệu chứng khác có thể xảy ra.
Dấu hiệu teo tinh hoàn trước tuổi dậy thì
Đối với những người bệnh nhỏ tuổi, chưa trải qua tuổi dậy thì, các triệu chứng khác của teo tinh hoàn bao gồm không phát triển các đặc điểm sinh dục thứ phát, chẳng hạn như:
- Lông có thể không phát triển.
- Không mọc râu.
- Không có lông mu.
- Dương vật có kích thước lớn hơn kích thước trung bình.
Dấu hiệu teo tinh hoàn sau tuổi dậy thì
Nếu bệnh nhân đã trải qua tuổi dậy thì hoặc đã là người trưởng thành, các triệu chứng teo tinh hoàn có thể bao gồm:
- Suy giảm ham muốn tình dục.
- Giảm khối lượng cơ bắp.
- Kém phát triển râu, lông mặt và lông cơ thể.
- Tinh hoàn mềm hơn bình thường.
Nếu teo tinh hoàn có liên quan đến một số bệnh lý trong cơ thể, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:
- Đau ở tinh hoàn.
- Viêm.
- Sốt.
- Buồn nôn hoặc nôn.
4. Biến chứng
Biến chứng của bệnh teo tinh hoàn là gì được khá nhiều bệnh nhân và người nhà quan tâm tìm hiểu. Tình trạng bệnh này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến một trong hai hoặc cả hai loại tế bào mầm cơ bản đó là tinh trùng và tế bào sản xuất testostone. Do đó, nguy cơ vô sinh – hiếm muộn, rối loạn hormone giới tính xảy ra rất cao.
Dưới đây là những biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh teo tinh hoàn bao gồm:
- Rối loạn hormone giới tính: Khi bị teo tinh hoàn đồng nghĩa với việc chức năng tinh hoàn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí không còn hoạt động được. Điều này có nghĩa việc sản xuất và điều tiết hormone quy định của nam giới là testosterone cũng không còn, dẫn đến nam giới ngày càng bị nữ tính hóa.
- Suy giảm chức năng sinh dục: Đây là tình trạng mà nam giới bị teo tinh hoàn sẽ không thể tránh khỏi. Tinh hoàn teo đồng nghĩa với việc nội tiết tố nam Testosterone cũng suy giảm, nam giới không còn ham muốn tình dục như trước.
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Tinh hoàn có vấn đề thì quá trình sản xuất tinh trùng cũng bị ảnh hưởng, số lượng tinh trùng bị suy giảm, chất lượng tinh trùng không được khỏe mạnh nên quá trình thụ thai sẽ rất khó thành công. Tinh trùng không đủ mạnh và khỏe để di chuyển gặp được trứng trong tử cung của nữ giới.
- Gây vô sinh – hiếm muộn: Một số trường hợp nam giới bị teo tinh hoàn đồng nghĩa với việc tinh trùng chết, hoàn toàn không còn khả năng thụ thai như thông thường.
5. Điều trị bệnh teo tinh hoàn
Phương pháp điều trị teo tinh hoàn là gì còn phục thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
- Sử dụng kháng sinh cho các trường hợp nhiễm trùng hoặc nhiễm bệnh qua đường tình dục.
- Sử dụng thuốc làm tăng kích thước tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sản xuất tinh trùng và thụ tinh tự nhiên.
- Thay đổi lối sống, ngưng sử dụng rượu, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
- Nếu lượng testosterone quá thấp, người bệnh có thể cần bổ sung hormone để cải thiện tình trạng tinh hoàn bị teo.
- Các bệnh lý như xoắn tinh hoàn cần được phẫu thuật để điều trị.
Thông thường, teo tinh hoàn có thể điều trị được. Do đó, hãy đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
6. Chế độ ăn uống cho bệnh nhân teo tinh hoàn
Khi mắc chứng teo một hoặc cả hai bên tinh hoàn, nam giới nên ăn những loại thực phẩm tốt, có lợi để sẽ hạn chế tối đa sự phát triển của bệnh và tránh được những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Các loại thực phẩm nên ăn khi bị teo tinh hoàn bao gồm:
- Thực phẩm có chứa nhiều vitamin C:
Những thực phẩm giàu vitamin C như đu đủ, dứa, súp lơ, cam,... có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của các loại virus và vi khuẩn. Hơn nữa, chúng còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc sản sinh ra interferon là một loại protein có khả năng tiêu diệt virus gây bệnh.
- Nên ăn nhiều tỏi:
Tỏi chứa nhiều acillin, đây là chất có tác dụng hạn chế sự phát triển của virus gây bệnh. Ngoài ra, củ tỏi còn có tính sát khuẩn và chống viêm cao nên có thể hạn chế được sự phát triển của bệnh cũng như có thể phòng tránh bệnh.
- Ngoài ra, nam giới cũng nên bổ sung cho cơ thể nhiều các loại rau xanh, quả tươi giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, ăn nhiều các thực phẩm giàu protein như thịt nạc, thịt gia cầm, sữa, các loại thực phẩm chứa nhiều acid amin. Đây là những thực phẩm có tác dụng tăng cường hormone và giãn nở mạch máu.
7. Phòng tránh bệnh teo tinh hoàn
Thực hiện nghiêm túc các biện pháp sau đây có thể giúp ngăn ngừa bệnh teo tinh hoàn xảy ra và phòng tránh các biến chứng của bệnh:
- Duy trì chế độ tập luyện thường xuyên để tăng cường sức khỏe tổng thể. Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp lưu thông khí huyết, cơ bắp dẻo dai, thân thể cường tráng hơn, tinh hoàn được bổ sung nhanh và đủ lượng máu cần thiết để duy trì các hoạt động sinh lý thông thường.
- Ưu tiên tiêu thụ các thực phẩm giàu protein như thịt nạc, thịt gia cầm, cá ngừ, cá hồi, phô mai,... mầm lúa mì và các thực phẩm giàu arginine – acid amin có tác dụng tăng cường hormone, làm giãn nở mạch máu, giúp cải thiện kích thước tinh hoàn.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, caffeine. Các chất này sẽ gây tụt huyết áp, rối loạn chức năng của tinh hoàn. Đặc biệt nicotin trong thuốc lá sẽ ảnh hưởng xấu trực tiếp đến sự cương cứng và tốc độ lưu thông máu đến tinh hoàn.
- Hạn chế hoặc loại bỏ các thói quen xấu, không lành mạnh đối với dương vật như không nên thủ dâm liên tục, không nên vận động hay dùng lực quá mạnh gây tổn thương...
- Vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên để ngăn chặn việc nhiễm khuẩn.
- Không ngồi làm việc hoặc đi xe liên tục suốt 2- 3 tiếng mà nên thường xuyên đi lại để thả lỏng cơ thể
- Nam giới nên chú ý khi có triệu chứng khi thấy đau tinh hoàn. Cần đến khám chuyên khoa hoặc phân tích tinh dịch đồ, xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone nhằm phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
8. Câu hỏi thường gặp về bệnh teo tinh hoàn
Các phương pháp chẩn đoán bệnh teo tinh hoàn là gì?
Thông thường để chẩn đoán teo tinh hoàn, bác sĩ thường đặt một số câu hỏi về lối sống và lịch sử y tế của người bệnh. Đôi khi bác sĩ cũng có thể yêu cầu danh sách các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng.
Sau đó, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra tinh hoàn, kích thước, kết cấu và độ cứng. Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm để phục vụ chẩn đoán như:
- Siêu âm tinh hoàn để kiểm tra những bất thường và tuần hoàn máu.
- Xét nghiệm máu để xác định các dấu hiệu nhiễm trùng.
- Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Xét nghiệm mức độ hormone.
Teo tinh hoàn có chữa được không?
Teo tinh hoàn là bệnh lý khó chữa gây ảnh hưởng đến chức năng tình dục, làm tăng nguy cơ vô sinh. Tuy nhiên, bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị đúng đắn. Để điều trị tinh teo hoàn hiệu quả, người bệnh cần nắm rõ các dấu hiệu và nguyên nhân gây ra bệnh, đi khám sớm để được chẩn đoán sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
Khi bị teo tinh hoàn có quan hệ tình dục được không?
Tinh hoàn đảm nhận vai trò quan trọng trong việc bài tiết hóc môn sinh dục nam testosterone, điều khiển các hoạt động của hệ sinh dục và nhu cầu sinh lý của nam giới. Khi tinh hoàn bị ảnh hưởng, chấn thương đặc biệt là teo tinh hoàn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu và khả năng tình dục của nam giới.
Những trường hợp nam giới bị teo 1 bên tinh hoàn hoặc phải cắt bỏ một bên tinh hoàn thì tinh hoàn còn lại vẫn có thể đảm bảo hoạt động tình dục cũng như khả năng sinh sản. Do đó, nam giới vẫn có thể quan hệ tình dục được nếu tinh hoàn bị teo. Trong trường hợp cả 2 bên tinh hoàn đều bị teo thì chức năng sinh lý sẽ bị suy giảm. Nam giới cũng cảm thấy thiếu tự tin trong chuyện gối chăn khiến đời sống tình dục bị ảnh hưởng rất nhiều.