Theo BS Nguyễn Minh Nhiên, Trưởng ca cấp cứu cho biết, rất may gia đình đã đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời và móc ói cho bệnh nhân nôn ra khá nhiều trên đường đi cấp cứu. Người nhà L.A đem theo cả chai rửa bồn cầu để bác sĩ có thêm thông tin. "Hiện tại bệnh nhân đã được chuyển nội trú để tiếp tục theo dõi và truyền dịch vì chưa ăn uống được. Mặc dù tính mạng đã không còn nguy kịch nhưng tinh thần bệnh nhân rất suy sụp nên rất cần sự động viên, chia sẻ của gia đình", BS Minh Nhiên cho hay.
- Gây nôn: Nếu bị ngộ độc thức ăn, phải ngừng ngay không ăn món đó nữa. Khẩn trương gây nôn cho bệnh nhân, nôn càng nhiều càng tốt để tống hết thức ăn ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn.
Lưu ý, chỉ gây nôn khi bệnh nhân tỉnh và không gây nôn nếu bệnh nhân là trẻ em, vì trẻ rất dễ bì sặc.
- Bù nước: Sau khi gây nôn nên uống 1 tuýp than hoạt, uống oresol bù điện giải.
- Hà hơi thổi ngạt: Nếu bị co giật và ngừng thở, ngừng tim phải cấp cứu cho bệnh nhân bằng cách hà hơi thổi ngạt và ép tim. Nếu bệnh nhân hôn mê, để bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên phòng chất nôn sặc vào phổi.
- Đến bệnh viện: Sau khi sơ cứu, phải khẩn trương đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện sớm nhất để được xử lý tiếp. Cần mang theo thức ăn, đồ uống nghi ngờ gây ngộ độc, chất nôn hoặc phân để giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhanh hơn.