Chủ nhật, 06/4/2025
Có mâyHà Nội
20° - 25°C

Thoát khỏi bệnh ung thư, doanh nhân 34 tuổi thay đổi thói quen buổi sáng

Như Quỳnh
04/10/2022 - 20:48
Thoát khỏi bệnh ung thư, doanh nhân 34 tuổi thay đổi thói quen buổi sáng
“Chúng ta đang dành phần lớn thời gian còn thức ở nơi làm việc theo đúng nghĩa đen. Để làm gì?"

Liya Shuster-Bier, năm nay 34 tuổi, nhập cư đến New York cùng cha mẹ vào năm 1989. Cô theo học tại Dartmouth bằng học bổng và trong suốt những năm 20 tuổi, cô đã làm việc tại Goldman Sachs (một ngân hàng đầu tư đa quốc gia ở Hoa Kỳ) và một công ty khởi nghiệp có tác động xã hội ở Boston, đồng thời cũng hoàn thành bằng MBA tại Wharton.

"Tất cả những gì xảy ra trong cuộc đời tôi là kỳ thi tiếp theo, kỳ thực tập tiếp theo, công việc tiếp theo", Cô nói.

Nhưng vào tháng 1/2018, sáu tháng sau khi tốt nghiệp trường Wharton, cô được biết mình mắc một dạng ung thư hạch hiếm gặp, một loại ung thư ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.

"Bỗng nhiên, tôi không biết liệu mình có thể sống được tới sinh nhật 30 tuổi hay không nữa…"

Cuộc chiến kéo dài hơn một năm rưỡi của cô với căn bệnh này sau cùng đã thay đổi hoàn toàn những ưu tiên trong cuộc sống và thái độ của cô đối với công việc và cả buổi sáng của mình.

Việc sống sót sau căn bệnh ung thư đã thay đổi thái độ của doanh nhân 34 tuổi này đối với buổi sáng của mình - Ảnh 1.

Liya Shuster-Bier

Cuộc sống không nên chỉ có công việc

Khi biết được tin mình bị bệnh, Shuster-Bier đang làm việc tại công ty gây quỹ từ thiện với Dự án Overton.

Cô đã trải qua sáu đợt hóa trị để loại bỏ căn bệnh ung thư, đồng thời cố gắng duy trì cuộc sống và lịch trình làm việc bình thường ngay cả khi các bác sỹ yêu cầu cô nằm viện. "Tôi thực sự từng có giai đoạn bắt chuyến tàu đến Soho với hóa trị được đeo trên người," cô nói.

Những tưởng cuộc sống của Shuster-Bier đã trở lại bình thường, nhưng tháng 10 năm đó, căn bệnh ung thư đã tái phát. Việc điều trị sẽ yêu cầu cả xạ trị và cấy ghép tế bào gốc, điều này sẽ buộc cô ấy phải tạm dừng toàn bộ những điều mình đang làm.

Cấy ghép tế bào gốc là, "một quy trình trong đó bệnh nhân nhận được các tế bào gốc khỏe mạnh (tế bào tạo máu) để thay thế các tế bào gốc của chính họ đã bị phá hủy do điều trị bằng bức xạ hoặc hóa trị liều cao," theo Viện Ung thư Quốc gia .

"Bác sĩ bắt tôi ký một biên bản hứa rằng tôi sẽ không làm việc trong 100 ngày sau ca cấy ghép", Shuster-Bier chia sẻ.

"Tôi thậm chí không thể đi bộ xung quanh khu nhà", chức năng hô hấp rất yếu, mọi việc, dù chỉ là đọc thôi, cũng trở nên vô cùng khó khăn.

Giai đoạn đó không hề dễ dàng với cô. Từ lâu, Shuster-Bier đã là một con người của công việc, khi không làm việc, cô luôn bị bao quanh bởi những suy nghĩ kiểu như, "Tôi là ai giữa cuộc đời này?". Nhưng nó cũng khiến cô bắt đầu có những hoài nghi về suy nghĩ này của mình. 

"Chúng ta đang dành phần lớn thời gian còn thức ở nơi làm việc theo đúng nghĩa đen. Để làm gì?" cô nghĩ.

Shuster-Bier nhận ra rằng cách sống trước đó của mình, "thực sự chỉ đang hủy hoại bản thân", cô nói. "Hủy hoại sức khỏe của tôi, hủy hoại trạng thái tinh thần của tôi, đẩy tôi đến bờ vực." Khi lấy lại sức, cô bắt đầu chú ý đến việc mình ngủ bao lâu, ăn gì và dành bao nhiêu thời gian cho chồng. Cô cũng kiểm tra lại cả sức khỏe tinh thần của mình.

Thay vì tiếp tục "hủy hoại" bản thân với lối sống đầu tư 100% thời gian vào công việc như trước, cô ấy nghĩ về một thái độ mới đối với cuộc sống, "Làm thế nào để chữa lành?"

Việc sống sót sau căn bệnh ung thư đã thay đổi thái độ của doanh nhân 34 tuổi này đối với buổi sáng của mình - Ảnh 2.

Liya Shuster-Bier trong quá trình điều trị ung thư

Những thói quen chữa lành

Bệnh ung thư vú của mẹ của Shuster-Bier đã thuyên giảm chỉ vài tháng trước khi Shuster-Bier được chẩn đoán bị căn bệnh ung thư khác. Cả hai trải nghiệm khiến cô nhận ra rằng đánh bại bệnh tật không chỉ là điều trị ung thư mà còn là quản lý các triệu chứng sau khi điều trị.

Vào năm 2019, ngay sau khi bệnh thuyên giảm, Shuster-Bier thành lập Alula, một thị trường bán các sản phẩm giúp bệnh nhân ung thư kiểm soát các triệu chứng khi điều trị như buồn nôn và đau đầu. Mặc dù cuộc sống của một doanh nhân khởi nghiệp theo truyền thống là bận rộn và không ngừng nghỉ, Shuster-Bier vẫn giữ thái độ mà cô đã phát triển sau khi điều trị, cô vẫn luôn ưu tiên "sự chữa lành hàng ngày". 

Dưới đây là cách doanh nhân này xây dựng thói quen buổi sáng cho mình.

1. Thức dậy "khi nào mặt trời đánh thức cơ thể tôi"

Shuster-Bier thức dậy tự nhiên vào mỗi buổi sáng, vào khoảng từ 5:30 đến 7:45 sáng, tùy theo mùa. "Tôi thức dậy bất cứ khi nào mặt trời đánh thức cơ thể tôi," cô nói.

Shuster-Bier từng sử dụng chuông báo thức nhưng cô phát hiện ra mình khó ngủ trong thời gian xảy ra đại dịch. "Tôi thức dậy nhưng thấy mình liên tục mệt mỏi," cô nói. Cuối cùng, một huấn luyện viên về giấc ngủ đã đề nghị cô ấy thử thức dậy một cách tự nhiên mà không có đồng hồ báo thức.

Ban đầu nó khá khó khăn. Cô dần dần cũng hình thành cho mình thói quen đi ngủ sớm, khoảng 10 giờ tối, mỗi đêm. Và kết quả là cô ấy thấy mình tỉnh táo hơn nhiều trong ngày.

Việc sống sót sau căn bệnh ung thư đã thay đổi thái độ của doanh nhân 34 tuổi này đối với buổi sáng của mình - Ảnh 3.

Shuster-Bier thức dậy tự nhiên vào mỗi buổi sáng...

2. "Tôi cố gắng đi bộ 50% số bước hàng ngày của mình vào buổi sáng"

Sau đó, Shuster-Bier đi ra ngoài đi bộ cùng chú chó của mình. 

Đầu tiên, "nó hỗ trợ nhịp sinh học của bạn để đón nhận ánh sáng mặt trời ngay khi bạn thức dậy," cô nói. Các nghiên cứu cũng ủng hộ lý thuyết này.

Và thứ hai, nó đảm bảo cô ấy được tập thể dục và vận động trong ngày. Cô nói: "Tôi cố gắng đi bộ 50% tổng số bước hàng ngày của mình vào buổi sáng."

"Có một số nghiên cứu cho thấy nhịp điệu có thể giúp tập trung con người và giúp họ bình tĩnh lại", Chanel Dokun, một chuyên gia về mối quan hệ và kế hoạch cuộc sống có trụ sở tại Thành phố New York, trước đây đã nói với CNBC Make It. "Vì vậy, khi bạn đi bộ, bạn có được nhịp điệu và không khí trong lành, nó có tác dụng thực sự tốt."

Việc sống sót sau căn bệnh ung thư đã thay đổi thái độ của doanh nhân 34 tuổi này đối với buổi sáng của mình - Ảnh 4.

...và gọi điện cho những người cô quan tâm mỗi ngày.

3. "Tôi cố gắng gọi cho một người bạn vào mỗi buổi sáng"

Shuster-Bier cũng tranh thủ khoảng thời gian buổi sáng để kết nối với người mình yêu thương. "Tôi cố gắng gọi cho một người bạn vào mỗi buổi sáng, thường là từ 8:30 đến 9:15", cô nói. Đôi khi cô ấy cũng nhắn tin cho bố mẹ và chị gái của mình.

Shuster-Bier nói rằng "Sự thân mật, cảm giác thân thuộc và cảm giác yêu thương" đã trở thành ưu tiên hàng đầu kể từ khi cô ấy bị ung thư. Dành năm phút để nhắn tin cho một người thân yêu đã được chứng minh là có thể làm tăng hạnh phúc của bạn.

Sau đó Shuster-Bier làm bữa sáng, uống cà phê, cập nhật tin tức và ghi lại những cuộc họp liên tục trong ngày lúc 10 giờ sáng.

Sau khi hoàn thành tất cả những công việc đó, "tôi cảm thấy mình có thể bắt đầu làm việc với nguồn năng lượng rất cần thiết", cô nói.

Nguồn: Theo CNBC
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận

Nhập thông tin của bạn

VIDEO
Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ

Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.

Xem nhiều nhất

Hơn 92 triệu đồng đến với người mẹ 4 lần mất con, đứa còn lại bị dị tật bẩm sinh

Hơn 92 triệu đồng đến với người mẹ 4 lần mất con, đứa còn lại bị dị tật bẩm sinh

Cảm thương hoàn cảnh, độc giả hảo tâm ủng hộ gia đình chị Hoài số tiền hơn 92 triệu đồng, giúp chị có thêm kinh phí chạy chữa cho con gái bị dị tật bẩm sinh.

2 đứa trẻ không cha, cầu xin sự sống cho mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, không tiền cứu chữa

2 đứa trẻ không cha, cầu xin sự sống cho mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, không tiền cứu chữa

"Chị em cháu không có bố. Mẹ bị bệnh rất nặng. Cháu sợ mẹ chết, chúng cháu ở với ai", bé Chi (10 tuổi) nghẹn lời.

Bộ trưởng Y tế: 6 nội dung cần ưu tiên triển khai nhân Ngày sức khỏe thế giới 2025

Bộ trưởng Y tế: 6 nội dung cần ưu tiên triển khai nhân Ngày sức khỏe thế giới 2025

Hưởng ứng Ngày Sức khoẻ Thế giới (7/4) năm 2025, Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra chủ đề “Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng” (Healthy beginnings, hopeful futures) nhằm thúc đẩy các quốc gia và cộng đồng quốc tế tăng cường những nỗ lực trong việc bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em để dự phòng, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh, tử vong ở bà mẹ, trẻ em...

Siết chặt quản lý bán thuốc online

Siết chặt quản lý bán thuốc online

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược cho phép từ ngày 1/7/2025, các cơ sở kinh doanh dược được bán thuốc không kê đơn qua sàn thương mại điện tử. Bộ Y tế đang xây dựng hành lang pháp lý để quản lý hoạt động bán thuốc online nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới đến Việt Nam trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại khoa

Nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới đến Việt Nam trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại khoa

Nhiều chuyên gia phẫu thuật, nhà nghiên cứu, tác giả sách y khoa hàng đầu thế giới đến tham gia báo cáo, chia sẻ kinh nghiệm tại hội nghị ngoại khoa được tổ chức tại TPHCM.

TIN NỔI BẬT

Hàng triệu người hành hương về Đền Hùng trước ngày Giỗ Tổ

Hàng triệu người hành hương về Đền Hùng trước ngày Giỗ Tổ

Đại diện Ban Quản lý di tích lịch sử Đền Hùng cho biết, ước tính đến chiều 6/4, khoảng hơn 2 triệu người lượt khách đến Đền Hùng để dâng hương. Con số này dự kiến còn cao hơn vào ngày chính Giỗ (mùng 10 tháng 3 âm lịch).

Quý I/2025: Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao hơn nữ 2,2 triệu đồng

Quý I/2025: Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao hơn nữ 2,2 triệu đồng

Trong quý I/2025, thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 9,3 triệu đồng/tháng, lao động nữ 7,1 triệu đồng/tháng.

4 chính sách với cán bộ, công chức ảnh hưởng do sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

4 chính sách với cán bộ, công chức ảnh hưởng do sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, các các bộ, công chức bị ảnh hưởng sẽ "có các chính sách bảo lưu lương, phụ cấp đối với những người bố trí vị trí, chức vụ thấp hơn, hoặc không giữ chức vụ trong một thời gian nhất định".

Địa đạo Củ Chi - một huyền thoại của Việt Nam trong thế kỷ 20

Địa đạo Củ Chi - một huyền thoại của Việt Nam trong thế kỷ 20

Với tầm vóc chiến công của mình, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới.

Những người mẹ Bàn Cờ góp phần làm nên Mùa xuân đại thắng

Những người mẹ Bàn Cờ góp phần làm nên Mùa xuân đại thắng

“Có người mẹ Bàn Cờ/tay gầy tóc bạc phơ”, xin mượn 2 câu đầu trong bài thơ “Người mẹ Bàn Cờ” của tác giả Nguyễn Kim Ngân để bày tỏ lòng tri ân những người mẹ, những người phụ nữ đã không sợ hiểm nguy, che giấu chiến sĩ biệt động giữa lòng đô thị, góp phần vào đại thắng mùa xuân năm 1975.

7 chú tiểu bị xâm hại tình dục trong một ngôi chùa tại Đà Lạt

7 chú tiểu bị xâm hại tình dục trong một ngôi chùa tại Đà Lạt

7 trẻ em được các gia đình gửi vào chùa T.T ở TP Đà Lạt để tu tập đã bị một "sư phụ" xâm hại tình dục nhiều lần. Vụ việc chỉ bại lộ khi có một chú tiểu đã vào tuổi trưởng thành đứng ra tập hợp bằng chứng và tố cáo.

"Bài học lớn nhất vợ chồng tôi muốn để lại cho các con là tình yêu thương"

"Bài học lớn nhất vợ chồng tôi muốn để lại cho các con là tình yêu thương"

Anh Nguyễn Ngọc Bản (40 tuổi) và chị Đinh Song Bách Xuân (42 tuổi) đã kết hôn được 18 năm với biết bao kỷ niệm đẹp về tình yêu thương. Hiện anh chị sống ở thành phố Đà Nẵng cùng với 3 con.

Dự kiến tăng chế tài xử phạt, "phong sát" người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội

Dự kiến tăng chế tài xử phạt, "phong sát" người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội

"Chúng tôi dự định tăng chế tài liên quan đến mức xử phạt hoặc cấm không cho quảng cáo, thậm chí có biện pháp hạn chế hoạt động nghệ thuật và hạn chế xuất hiện trên truyền thông, mạng xã hội", lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết về việc quảng cáo sai sự thật của người nổi tiếng trên mạng xã hội.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán ung thư

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán ung thư

Mặc dù có nhiều tiến bộ nhưng việc chẩn đoán ung thư vẫn còn nhiều thách thức.

Hơn 92 triệu đồng đến với người mẹ 4 lần mất con, đứa còn lại bị dị tật bẩm sinh

Hơn 92 triệu đồng đến với người mẹ 4 lần mất con, đứa còn lại bị dị tật bẩm sinh

Cảm thương hoàn cảnh, độc giả hảo tâm ủng hộ gia đình chị Hoài số tiền hơn 92 triệu đồng, giúp chị có thêm kinh phí chạy chữa cho con gái bị dị tật bẩm sinh.

2 đứa trẻ không cha, cầu xin sự sống cho mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, không tiền cứu chữa

2 đứa trẻ không cha, cầu xin sự sống cho mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, không tiền cứu chữa

"Chị em cháu không có bố. Mẹ bị bệnh rất nặng. Cháu sợ mẹ chết, chúng cháu ở với ai", bé Chi (10 tuổi) nghẹn lời.

Triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới đến Việt Nam trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại khoa

Nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới đến Việt Nam trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại khoa

Nhiều chuyên gia phẫu thuật, nhà nghiên cứu, tác giả sách y khoa hàng đầu thế giới đến tham gia báo cáo, chia sẻ kinh nghiệm tại hội nghị ngoại khoa được tổ chức tại TPHCM.

Thủ tướng bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế

Thủ tướng bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 716/QĐ-TTg ngày 4/4/2025 bổ nhiệm lại ông Trần Văn Thuấn giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế.

Siết chặt quản lý bán thuốc online

Siết chặt quản lý bán thuốc online

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược cho phép từ ngày 1/7/2025, các cơ sở kinh doanh dược được bán thuốc không kê đơn qua sàn thương mại điện tử. Bộ Y tế đang xây dựng hành lang pháp lý để quản lý hoạt động bán thuốc online nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Trời nắng nóng, cẩn thận với 7 nguyên nhân khiến mồ hôi có mùi chua như giấm

Trời nắng nóng, cẩn thận với 7 nguyên nhân khiến mồ hôi có mùi chua như giấm

Thông thường thì mồ hôi ban đầu trên da sẽ không có mùi. Nhưng sau một thời gian các vi khuẩn trên bề mặt da phân hủy các protein cùng chất béo trong mồ hôi sẽ tạo ra mùi mồ hôi chua như giấm hoặc mùi hôi nồng - tùy thuộc vào loại vi khuẩn cư trú.

Đọc thêm

Podcast: Ảnh hưởng của mối quan hệ gia đình đến sự phát triển tâm lý và cảm xúc của các con

Podcast: Ảnh hưởng của mối quan hệ gia đình đến sự phát triển tâm lý và cảm xúc của các con

Chuyên gia tâm lý Dương Thị Thu Hà - Phó Viện trưởng Viện Tâm lý đời sống - chia sẻ về vai trò của gia đình trong việc định hình tâm lý và cảm xúc của con trẻ và một số giải pháp để trẻ được lớn lên trong sự yêu thương trọn vẹn.

Podcast: Kỹ năng ứng phó với thiên tai

Podcast: Kỹ năng ứng phó với thiên tai

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, từ đầu năm 2024 đến nay, nước ta đã chịu ảnh hưởng của 21/22 loại hình thiên tai với gần 700 trận thiên tai, khiến hơn 400 người thiệt mạng, tập trung chủ yếu ở khu vực trung du và miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Podcast: Hệ lụy của hôn nhân cận huyết thống

Podcast: Hệ lụy của hôn nhân cận huyết thống

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ tử vong ở thế hệ sau của những cặp vợ chồng cùng huyết thống là rất cao, gấp 3 lần so với những người bình thường. Còn tỷ lệ trẻ em bị dị tật còn cao hơn nữa, gấp khoảng 5 đến 6 lần.

Podcast: Phân loại rác thải tại nguồn

Podcast: Phân loại rác thải tại nguồn

Phân loại rác thải từ hộ gia đình đúng cách sẽ giúp giảm đáng kể khối lượng rác thải phát sinh ra môi trường, đồng thời tăng hiệu quả xử lý và tái chế các loại rác, là hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống, tạo nền tảng cho một tương lai xanh và bền vững.