Thời tiết khô hanh ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn như thế nào?

Nắng Mai
09/12/2020 - 13:28
Thời tiết khô hanh ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn như thế nào?
Thời tiết thay đổi đặc biệt mùa đông gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến người mắc bệnh hen suyễn vì không khí lạnh làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, từ đó có thể làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng hen suyễn trong mùa đông.

Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn là bệnh lý viêm mạn tính của phế quản. Viêm mạn tính cũng gây nên sự gia tăng phối hợp sự tăng tăng đáp ứng phế quản và dẫn đến tình trạng tái diễn của bệnh hen suyễn như khó thở, bó sát lồng ngực và xảy ra ho vào ban đêm hoặc sáng sớm.

1. Mối liên hệ của thời tiết với bệnh hen suyễn và ảnh hưởng của bệnh trong mùa đông

Khi mắc bệnh hen suyễn, đường phế quản sẽ bị thu hẹp cùng với các cơ thể tiết ra chất nhầy, điều này khiến bạn bị khó thở. Thực tế, bệnh hen suyễn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thời tiết cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh hen suyễn.

Một số đặc điểm của thời tiết mùa đông có thể kích hoạt triệu chứng hen suyễn của cơ thể con người bao gồm:

- Khi nhiệt độ thấp.

- Độ ẩm không khí cao.

- Thời tiết thay đổi đột ngột.

Đặc biệt, với thời tiết lạnh khắc nghiệt của mùa đông còn có thể gây tình trạng kích ứng đường thở nhiều hơn so với khi điều kiện thời tiết ôn hòa. Vì thế, mùa đông cũng là nguyên nhân gây ra các cơn hen cho những người bị hen dị ứng thời tiết.

Do đó, có thể hiểu đơn giản rằng thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp tới các cơn hen suyễn của người bệnh.

Trong khi đó, với nền nhiệt độ thấp, nhiệt độ giảm sâu trong mùa đông có thể khiến tình trạng hen suyễn trở nên tồi tệ hơn. Thời tiết lạnh còn gây khô các mô đường hô hấp và cũng khiến chúng nhạy cảm hơn cũng như co mạch lại.

Mùa đông ảnh hưởng như thế nào đến bệnh hen suyễn và biện pháp ngăn ngừa hen suyễn trong mùa lạnh - Ảnh 2.

Với nền nhiệt độ thấp, nhiệt độ giảm sâu trong mùa đông có thể khiến tình trạng hen suyễn trở nên tồi tệ hơn - Ảnh Internet

Giảm nguy cơ lên cơn hen trong thời tiết mùa đông thì người bị hen suyễn có thể sử dụng một chiếc khăn quàng cổ vì khăn có thể làm ấm không khí trước khi hít thở vào đường hô hấp.

Độ ẩm trong không khí ẩm ướt cũng có thể gây kích ứng hô hấp, đây là môi trường thuận lợi cho nấm mốc và bụi bẩn phát triển. Vì thế, muốn giảm độ ẩm, bạn cần sử dụng điều hòa không khí hoặc máy hút ẩm.

Mùa đông nhiều gió khiến nồng độ phấn hoa trong không khí cao hơn. Bản chất, phấn hoa có thể có thể gây dị ứng, từ đó kích hoạt hen suyễn cho nhiều người. Bác sĩ chuyên khoa dị ứng cũng có thể giúp bạn tìm ra chính xác căn nguyên của bệnh. Muốn kiểm soát tình trạng dị ứng phấn hoa bạn có thể sử dụng thuốc mũi dị ứng.

Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi đột ngột và trở lạnh của mùa đông cũng tạo điều kiện làm bùng phát cơn hen suyễn. Trong khi đó, một số chuyên gia cho biết rằng nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do thay đổi áp xuất khí quyển. Vì vậy, cần chú ý xem dự báo thời tiết để xác định mức độ nghiêm trọng của cơn hen khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Mùa đông trời lạnh tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các bệnh cảm lạnh và cúm vào mùa đông. Nghiêm túc thực hiện tiêm vaccine cúm cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ lên cơn hen của người bệnh.

Lưu ý: Mùa đông không nên sử dụng lò sưởi để làm ấm không khí.

2. Biện pháp ngăn ngừa hen suyễn trong mùa lạnh

Với điều kiện thời tiết lạnh, không khí lạnh khô làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, kèm theo đó là làm trầm trọng hơn các triệu chứng hen suyễn trong mùa đông. Do đó, muốn ngăn chặn hen suyễn trong mùa đông cần thực hiện những biện pháp giúp ngăn ngừa hen suyễn dưới đây:

Mùa đông ảnh hưởng như thế nào đến bệnh hen suyễn và biện pháp ngăn ngừa hen suyễn trong mùa lạnh - Ảnh 3.

Thực hiện những biện pháp giúp ngăn ngừa hen suyễn - Ảnh Internet

- Rửa tay thường xuyên và đúng cách:

Thực hiện rửa tay bằng xà phòng và nước là một trong những cách đơn giản nhất, tốt nhất giúp tránh lây lan bệnh cảm cúm cũng như các loại virus khác. Rửa tay đúng cho trẻ em còn làm giảm cơ hội của mầm bệnh lây lan.

Đặc biệt ở những nơi công cộng trước khi chạm tay vào mặt, mắt, mũi hay miệng cần đảm bảo rằng bạn đã rửa tay sạch.

Che miệng khi hắt hơi, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý và giữ ấm cơ thể cũng như ăn uống đủ chất giúp nâng cao sức đề kháng trong mùa đông.

- Tiêm vaccine phòng cúm và viêm phổi:

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra khuyến cáo rằng hầu hết mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm phòng vaccine cúm hàng năm điều này giúp bảo vệ sức khỏe và chống lại virus cúm.

Đối với cơ địa đang mắc bệnh hen suyễn, khi bị cúm có thể gây khởi phát các đợt cấp hen suyễn khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn.

Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc tiêm vaccine phòng ngừa viêm phổi nhằm giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn vì viêm phổi do phế cầu là biến chứng liên quan đến cúm nặng và có thể khiến người bệnh tử vong.

Mùa đông ảnh hưởng như thế nào đến bệnh hen suyễn và biện pháp ngăn ngừa hen suyễn trong mùa lạnh - Ảnh 4.

Tiêm vaccine phòng cúm và viêm phổi giúp bảo vệ sức khỏe - Ảnh Internet

- Tránh đứng ngồi bên lò sưởi và khói thuốc lá:

Ngồi cạnh lò sưởi không tốt cho người bị bệnh hen suyễn. Khói thuốc lá cũng có thể gây kích ứng phổi đặc biệt là bệnh hen suyễn.

Ngoài ra, hệ thống sưởi ấm trong nhà hay dầu hỏa, nến thơm, hương thơm đều có thể tạo ra chất kích thích phổi và làm nặng thêm bệnh hen suyễn.

- Che kín miệng, mũi khi đi ra ngoài:

Người bệnh hen suyễn đặc biệt chú ý khi ra ngoài vào thời tiết lạnh. Sử dụng khẩu trang, khăn len che mũi miệng để không khí lạnh không gây bệnh hô hấp hoặc nhiễm virus,... đây là các yếu tố dễ tái phát bệnh hen suyễn.

Nên làm nóng người trước khi ra khỏi nhà và không thở bằng miệng khi ra ngoài vào trời lạnh.

- Kiểm tra bộ lọc hệ thống sưởi và vệ sinh nhà cửa:

Cần làm sạch và kiểm tra các bộ lọc định kỳ trong suốt mùa nóng giúp tránh các bụi bẩn làm khởi phát đợt cấp hen suyễn vào mùa đông.

- Không quên tập thể dục:

Nếu không thể tập thể dục ngoài trời, bạn cần tập thể dục trong nhà. Tốt nhất nên duy trì thói quen đi bộ 30 phút mỗi ngày. Người bị hen suyễn không nên ra ngoài đường trong thời tiết lạnh và nên lựa chọn những bài tập hoặc môn thể thao phù hợp trong nhà như dưỡng sinh, yoga,... Thói quen tập thể dục giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể trong mùa đông và giúp chức năng hô hấp làm việc tốt hơn.

Mùa đông ảnh hưởng như thế nào đến bệnh hen suyễn và biện pháp ngăn ngừa hen suyễn trong mùa lạnh - Ảnh 5.

Tập thể dục giúp ngăn ngừa hen suyễn trong mùa lạnh hiệu quả - Ảnh Internet

- Bổ sung đủ chất dinh dưỡng, tránh để cơ thể bị mất nước:

Mùa đông cơ thể cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh các thực phẩm gây dị ứng và làm khởi phát cơn hen.

Ngoài ra, bạn cần uống đủ nước hàng ngày. Không nên uống cà phê, rượu bia vì có thể khiến cơ thể mất nước. Nên uống nước ấm vì giúp làm ẩm đường thở và dễ long đờm.

- Kiểm tra và kiểm soát bệnh hen suyễn:

Người bệnh cần biết làm gì khi các triệu chứng bệnh hen suyễn bùng phát. Nên uống một liều phòng bệnh hen suyễn trước khi ra ngoài dù tập thể dục hoặc đi bộ. Chỉ uống thuốc theo liều bác sĩ chỉ định và liều thuốc dự phòng giúp người bệnh hen suyễn thông đường thở, cung cấp sự bảo vệ phòng hen suyễn cần thiết trong mùa lạnh.

- Theo dõi triệu chứng hen suyễn:

Khi xuất hiện các triệu chứng cảnh báo nguy cơ khó thở cần tự xử trí ngay, đặc biệt trong giai đoạn sớm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Làm đúng kế hoạch điều trị, tuyệt đối không quên bỏ qua kiểm tra sức khỏe. Nếu các triệu chứng hen suyễn xấu đi trong thời tiết lạnh nên nói với bác sĩ về việc duy trì hay thay đổi điều trị.

Kiểm soát bệnh hen suyễn trong mùa đông thực hiện đúng biện pháp phòng ngừa có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe và không làm tồi tệ thêm các triệu chứng của bệnh hen suyễn trong mùa lạnh.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm