pnvnonline@phunuvietnam.vn
Thông tin từ A đến Z về tình trạng gù lưng ở người già
- 1. Nguyên nhân gây gù lưng ở người già
- 2. Cách chữa gù lưng ở người già thường gặp
- 2.1. Sử dụng thuốc điều trị loãng xương
- 2.2. Bổ sung đầy đủ Canxi và Vitamin D
- 2.3. Tập luyện vật lý trị liệu
- 2.4. Phẫu thuật chữa gù lưng
- 4. Cách phòng ngừa gù lưng ở người cao tuổi
- 4.1. Thường xuyên đo mật độ xương
- 4.2. Thực hiện các bài tập trọng lượng chống gù lưng
- 4.3. Kiểm tra nồng độ Canxi và Vitamin D hấp thụ
- 4.4. Hạn chế các hoạt động gây co thắt cột sống
Gù lưng thường xuất hiện ngày càng rõ rệt khi bước sang tuổi 60. Ở độ tuổi này cơ thể con người sẽ dần lão hóa khiến hệ thống mô, xương, khớp bị giòn, xốp dần đến thoái hóa cột sống, gây gù lưng.
Biểu hiện gù lưng ở người già rất rõ rệt với dấu hiệu cột sống bị cong nhiều khiến lưng có hình cung, thậm chí là gập xuống. Vậy nguyên nhân gây còng lưng là gì? Cách chữa gù lưng ở người già như thế nào cho an toàn, hiệu quả?
1. Nguyên nhân gây gù lưng ở người già
Tuổi tác, dị tật bẩm sinh, bệnh tật,...là một số nguyên nhân gây gù lưng ở người già. Trong đó loãng xương được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gù lưng ở người cao tuổi.
Hầu hết những trường hợp loãng xương ở phái nữ liên quan đến sự thay đổi của Hormone. Đối với nam giới có thể là do bệnh tật, thoái hóa xương khớp do tuổi tác. Các chuyên gia cho biết mật độ xương của người sẽ phát triển mạnh mẽ vào những năm 30 tuổi đến đầu những năm 40 tuổi. Sau đó mật độ xương sẽ giảm dần theo thời gian.
Khi cột sống và các cơ hỗ trợ yếu đi, các đốt sống sẽ dễ đứt gãy khi vận động mạnh. Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí The Permanente Journal cho biết: Có khoảng 1,5 triệu ca gãy xương đốt sống xảy ra mỗi năm do sự đè ép. Khi điều này xảy ra, xương sẽ trượt xuống cột sống. Theo thời gian, cột sống ngực có thể biến dạng thành hình chữ C. Đó chính là bệnh gù lưng ở người cao tuổi.
Nguyên nhân gây gù lưng ở người cao tuổi còn có thể là do lối sống, sinh hoạt không lành mạnh. Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, mang vác quá sức khi còn trẻ, tư thế ngồi nằm không đúng khiến cột sống bị biến dạng dẫn đến gù lưng khi về già.
Ngoài ra, tuổi tác cao khiến người già khó khăn hơn trong việc hấp thu chất dinh dưỡng. Ăn uống kém khiến sức khỏe bị giảm sút, hệ thống xương khớp bị bào mòn, lão hóa khiến sức chống đỡ của cột sống suy giảm gây ra tình trạng lưng gù.
2. Cách chữa gù lưng ở người già thường gặp
Cách chữa gù lưng ở người già phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cách điều trị tốt nhất là làm chậm quá trình phát triển của chứng loãng xương. Kết hợp với thực hiện các bài tập hỗ trợ điều trị gù lưng cho người già.
2.1. Sử dụng thuốc điều trị loãng xương
Sử dụng thuốc điều trị loãng xương theo chỉ dẫn của bác sĩ có tác dụng ức chế quá trình thoái hoá. Điều này giúp làm giảm các cơn đau do loãng xương gây nên. Đồng thời nó có tác dụng làm tăng mật độ xương cho người cao tuổi.
Với nhóm thuốc giảm đau như Paracetamol hay dùng Calcitonine chỉ sử dụng khi cần thiết. Tùy vào mức độ đau, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau. Đặc biệt là nhóm thuốc chứa Corticosteroides.
Khi chữa bệnh gù lưng ở người già, các bác sĩ cũng chỉ định sử dụng thuốc làm tăng mật độ xương. Cơ chế hoạt động của các loại thuốc này là ức chế hủy xương, giúp tăng mật độ xương hiệu quả. Tuy nhiên đối với người cao tuổi, việc tăng mật độ xương sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì thế quá trình điều trị phải kéo dài liên tục hàng năm thậm chí là 4 - 5 năm.
2.2. Bổ sung đầy đủ Canxi và Vitamin D
Trước khi sử dụng thuốc điều trị loãng xương người bệnh cần được bổ sung đầy đủ Canxi và Vitamin D. Bởi đây là hai yếu tố chính giúp cho quá trình tạo xương hiệu quả hơn. Người cao tuổi có thể chọn viên uống có thành phần Canxi Nano, Vitamin D3 và MK7. Kết hợp với các khoáng chất tốt cho xương như silic, Magie, Kẽm,...
Canxi nano có ưu điểm là tan nhanh, nó giúp tăng lượng hấp thụ lên đến 200 lần so với canxi thông thường. Còn Vitamin D3 giúp đưa canxi từ ruột vào máu,. MK7 sẽ đưa canxi đặt vào trong xương để giúp xương chắc khỏe hơn.
2.3. Tập luyện vật lý trị liệu
Rèn luyện thể chất bằng các bài tập co duỗi đúng cách có thể giúp lưng và cột sống dẻo dai, linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, nó có tác dụng đẩy lui các cơn đau và mang lại hiệu quả trị liệu đáng kinh ngạc sau thời gian dài tập luyện.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có khả năng ngăn chặn bệnh gù lưng phát triển thêm. Còn hiệu quả khôi phục đường cong cột sống đối với người già không mang lại hiệu quả cao. Bởi với người cao tuổi cấu trúc xương đã bị lão hoá. Nó không còn đủ dẻo dai để có thể thay đổi, điều chỉnh thông qua các động tác tập luyện.
2.4. Phẫu thuật chữa gù lưng
Phẫu thuật chữa gù lưng chỉ được thực hiện khi tình trạng bệnh đã tiến triển nặng gây chèn ép tủy sống. Phương pháp này có tác dụng làm giảm độ cong của các đốt sống. Tuy nhiên nó để lại nhiều rủi ro và biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật.
Một số biến chứng có thể kể đến như:
- Tổn thương rễ dây thần kinh gây tê ngứa. Trường hợp nặng hơn có thể bị liệt tứ chi.
- Tổn thương mạch máu gần khu vực cột sống bị gù dẫn đến xuất huyết.
- Nhiễm trùng sau phẫu thuật.
Phương pháp này khá nguy hiểm nên chỉ được bác sĩ đề xuất trong trường hợp bệnh nghiêm trọng và không đáp ứng tốt phác đồ điều trị trước đó.
4. Cách phòng ngừa gù lưng ở người cao tuổi
Gù lưng ở người cao tuổi không có biện pháp chữa trị dứt điểm. Chính vì thế, tốt hơn hết chúng ta nên áp dụng các phương pháp phòng ngừa hợp lý.
4.1. Thường xuyên đo mật độ xương
Biết được chính xác tính trạng xương của người cao tuổi giúp bạn có biện pháp chăm sóc tốt hơn. Thông thường để đo mật độ xương ở người cao tuổi, bác sĩ sẽ tiến hành 2 loại xét nghiệm là DEXA (đo độ đậm xương) và QCT (đo định lượng xương).
Đây là hai phương pháp kiểm tra không xâm lấn. Chỉ cần tiến hành quét cột sống thường ở hông để xác định mật độ khoáng xương. Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm DEXA được chống chỉ định cho người bị viêm khớp, vẹo cột sống, hẹp ống sống, béo phì hoặc thoái hóa cột sống,...
Do đó, để đảm bảo an toàn khi xét nghiệm người bệnh cần khai báo chính xác tình trạng sức khỏe của mình cho bác sĩ trước khi tiến hành.
4.2. Thực hiện các bài tập trọng lượng chống gù lưng
Các khớp xương trong cơ thể có khả năng tự tái tạo. Việc thường xuyên tạo áp lực lên xương giúp chúng phát triển mạnh mẽ hơn.
Áp dụng các bài tập phù hợp là cách tốt nhất để tăng cường sức mạnh cho xương khớp. Các bài tập cần chú trọng vào phần dọc của cơ thể để chịu lực tác động qua cột sống. Điều này giúp phòng ngừa bệnh gù lưng hiệu quả hơn.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa vật lý để nắm rõ tình trạng cơ thể và mục đích tập luyện trước khi thực hiện.
4.3. Kiểm tra nồng độ Canxi và Vitamin D hấp thụ
Vitamin D và Canxi là hai loại dưỡng chất có vai trò quyết định sức khỏe của xương. Đối với người cao tuổi quá trình hấp thụ hai loại dưỡng chất này sẽ khó khăn hơn. Chính vì thế, họ cần được kiểm tra nồng độ Canxi và Vitamin D thường xuyên để đánh giá mức độ dưỡng chất trong cơ thể. Điều này giúp người cao tuổi có thể điều chỉnh hàm lượng Canxi và Vitamin D phù hợp nhất với thể trạng của mình.
4.4. Hạn chế các hoạt động gây co thắt cột sống
Nếu được chẩn đoán mắc chứng loãng xương, người cao tuổi nên đặc biệt lưu ý trong hoạt động thường ngày. Hạn chế thực hiện các động tác như uốn cong cơ thể. Bởi chúng có thể gia tăng áp lực lên cột sống khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về bệnh gù lưng ở người già. Hãy thường xuyên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có một cơ thể khỏe mạnh.