Thu lợi bất chính trong các trại tế bần ở Mỹ

26/04/2016 - 07:00
Trong một thập kỷ qua, số lượng “những người sống sót” trong các trại tế bần ở Mỹ đã tăng đáng kể. Theo điều tra của tờ Washington Post, lý do sâu xa vì các trại tế bần kiếm được nguồn lợi khổng lồ từ việc chăm sóc những bệnh nhân “sống dai” hơn ...

Không chỉ là từ thiện

Ngành Y tế Mỹ chi cho 1 nhà tế bần 150 USD/ngày cho mỗi bệnh nhân được chăm sóc thường xuyên, bất kể có một y tá hoặc một nhân viên y tế khác thực hiện chăm sóc bệnh nhân đó hay không. Điều đó đồng nghĩa với việc, những bệnh nhân khỏe mạnh, những người ít cần sự giúp đỡ và sống lâu hơn sẽ mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho các nhà tế bần. Bệnh nhân lưu trú càng lâu trong trại tế bần đã khiến ngành Y tế Mỹ phải bỏ ra hàng tỷ USD mỗi năm.

Theo điều tra của MedPAC, Tổ chức Giám sát Y tế của Quốc hội Mỹ, cho thấy: Gần 60% của 13,8 tỷ USD ngành Y tế chi cho việc chăm sóc các bệnh nhân sống trong các trại tế bần trên 6 tháng trong năm 2011. Một báo cáo gần đây cũng cho biết, tỷ lệ bệnh nhân phải xuất viện để vào chăm sóc y tế trong các trại tế bần tăng khoảng 50% từ năm 2002 đến năm 2012 tại bang California cũng như tăng đáng kể trên toàn nước Mỹ. Từ đó, lợi nhuận mà mỗi bệnh nhân đem lại cho trại tế bần tăng gấp 5 lần, từ 353 USD năm 2002 lên 1975 USD vào năm 2012.

Phần lớn kinh phí để duy trì sự hoạt động của các trại tế bần do Chính phủ Mỹ tài trợ - chiếm khoảng 15% doanh thu của ngành công nghiệp chăm sóc y tế năm ngoái.

Tại AseraCare, một trong chuỗi trại tế bần lớn nhất nước Mỹ, nhiều bệnh nhân trọng bệnh vẫn còn sống. Khoảng 78% bệnh nhân được chăm sóc tại các chi nhánh của AseraCare như Mobile, Ala vẫn sống sót. Cụ thể, con số này là 59% tại chi nhánh Foley và 48% tại chi nhánh Monroeville. “Đó chắc chắn là một tin tốt lành. Ông ấy có những ngày khỏe mạnh và những ngày đau ốm” - Bessie Blout, có cha được chăm sóc tại trại tế bần Monroeville cho biết. Cha của Blout sau 3 năm ở trong trại tế bần đã 91 tuổi và vẫn sống tốt.

2.jpg
Ảnh minh họa

Những mánh khóe

Ngành Y tế Mỹ bắt đầu chi trả cho việc chăm sóc bệnh nhân hấp hối từ năm 1983. Chính phủ Mỹ quan niệm rằng, họ sẽ tiết kiệm chi phí đáng kể khi những bệnh nhân trọng bệnh sắp lìa đời được chăm sóc tại nhà hơn là chạy theo những phương pháp điều trị đắt tiền. Điều trị cho những bệnh nhân hấp hối thường tập trung vào giảm đau, các liệu pháp tinh thần hơn là chữa trị thật sự. Bệnh nhân sắp lìa đời, những người có nhà riêng hoặc sống trong các nhà dưỡng lão sẽ được các y tá, nhân viên xã hội tới chăm sóc.

Những lợi ích trên đây nhanh chóng được chấp nhận và tiếp tục nhân rộng với việc Y tế Mỹ chi trả cho các trại tế bần để chăm sóc hơn 1,2 triệu bệnh nhân mỗi năm. Năm 2000, ngành Y tế Mỹ đã dành 2,9 tỷ USD cho các trại tế bần,  đến năm 2012 con số đó đã tăng 5 lần (tương ứng 15,1 tỷ USD). Khi nhiều người Mỹ cần phải nhờ vào các trại tế bần chăm sóc y tế thì một sự thay đổi sau sắc đã diễn ra: Nhiều doanh nghiệp lớn  đã nhảy vào cuộc.

Và để thu lợi, các trại tế bần có hẳn một chiến lược nhằm thu hút “những khách hàng” của mình. Họ đào tạo hẳn những “chuyên gia tiếp cận cộng đồng” và “đại diện giáo dục cộng đồng” nhằm tìm kiếm bệnh nhân bằng nhiều cách khác nhau như: Liên hệ thường xuyên với các bác sĩ và bệnh viện để nắm bắt được những bệnh nhân mắc bệnh nan y; tiếp cận với các nhà điều dưỡng, các tổ chức hỗ trợ sinh hoạt, cung cấp các bữa ăn miễn phí cho bệnh nhân; gặp gỡ các gia đình bệnh nhân đang có hoàn cảnh khó khăn với nhiều hứa hẹn giúp đỡ thêm…

Tại AseraCare, các cán bộ quản lý đã tư vấn cho những “nhà tuyển dụng” làm thế nào để dẫn dụ được những gia đình “chưa sẵn sàng” đưa người thân mình đến trại tế bần. Họ luôn “thúc ép” các gia đình đưa ra những quyết định mang tính cấp thiết và nói những câu như: “Chúng ta chỉ còn 10 phút thôi.”

trai-te-ban.jpg
 Trại tế bần tại AseraCare.

, một trong các nhà tế bần lớn nhất Mỹ còn thưởng cho những nhân viên của mình khi giới thiệu thành công một bệnh nhân mới. Nhà tế bần Angles of Hope đưa ra nhiều cách để nhân viên có thể tìm thêm các bệnh nhân mới như dựa vào các mối quan hệ hàng xóm, tìm kiếm những người cao tuổi bị khuyết tật.

Ngành kinh doanh béo bở

Những trại tế bần đầu tiên ở Mỹ phần lớn do các tổ chức tôn giáo hay phi lợi nhuận lập ra nhưng kể từ khi Chính phủ hỗ trợ kinh phí thì nhiều trại tế bần đã được các doanh nghiệp lớn thành lập trong một thập kỷ vừa qua. Năm 2000, 70% những bệnh nhân hấp hối được chăm sóc bởi các tổ chức phi lợi nhuận hoặc các cơ quan thuộc Chính phủ. Ngày nay, gần 60% bệnh nhân lại được các trại tế bần của các tổ chức vì lợi nhuận chăm sóc. Thậm chí, những lợi nhuận từ các trại tế bần đã thu hút một số công ty tài chính có tiếng đầu tư vào như Kohlberg Kravies Roberts & Co, KRG Capital Partners.

Gần đây, giới truyền thông phanh phui một số lùm xùm xung quanh việc các trại tế bần nhận chăm sóc những bệnh nhân chưa “đạt tiêu chuẩn”. Một bệnh nhân sẽ nhận được sự chăm sóc y tế từ các trại tế bần khi được 2 bác sĩ xác định sẽ chỉ sống chưa đầy 6 tháng nữa. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân đã vẫn sống khỏe dù mốc thời gian 6 tháng căng thẳng đã qua đi từ lâu.

Trong một lá đơn tố cáo của một cựu nhân viên đã từng làm việc trong một trại tế bần ở California đã tiết lộ những chi tiết động trời: Một bệnh nhân được cho là mắc bệnh tim giai đoạn cuối và như thế sẽ khó thở và khó khăn trong việc đi lại nhưng đã rời nhà dưỡng lão để dự lễ tốt nghiệp cô cháu gái và thăm cháu vào dịp Giáng sinh. Một bệnh nhân khác được chẩn đoán đang trong giai đoạn hấp hối, rất yếu ớt nhưng vài tháng sau lại có thể đi dã ngoại ở một nơi xa…

Những bệnh nhân trọng bệnh được dự báo sẽ không sống được bao lâu hay những bệnh nhân sắp hấp hối thì phương án điều trị khi đó chỉ tập trung tạo sự thoải mái cho người bệnh, trước khi họ đi qua thế giới bên kia hơn là tìm ra một phác đổ điều trị hiệu quả. Chỉ cần 2 bác sĩ ký một giấy xác nhận rằng cuộc sống của bệnh nhân không thể kéo dài hơn 6 tháng là nghiễm nhiên bệnh nhân đó được chăm sóc đặc biệt trong các trại tế bần để chờ đợi giờ phút vĩnh biệt cõi đời. Tuy nhiên, đằng sau tinh thần thiện nguyện của các trại tế bần là một ngành công nghiệp béo bở khiến người bệnh vô tình trở thành công cụ thu lợi bất chính cho các trại tế bần. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm