Thuốc bổ sung florua là gì? Khuyến cáo và cách sử dụng

Mai Nhung
17/03/2020 - 15:35
Thuốc bổ sung florua là gì? Khuyến cáo và cách sử dụng
Thuốc bổ sung florua thường ở dạng viên ngậm hoặc nhỏ giọt, thường được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị sâu răng. Đây là dạng thuốc kê toa, chỉ được sử dụng khi có sử chỉ định của bác sĩ.

1. Thuốc bổ sung florua là gì?

Thuốc bổ sung florua thường được sản xuất ở các liều 1mg, 0.5mg hoặc 0.25mg florua dưới dạng viên ngậm hoặc nhỏ giọt. Hầu hết các thuốc bổ sung florua đều ở dạng natri florua. Công dụng chính của nó là ngăn ngừa và điều trị sâu răng.

Thuốc sẽ tan từ từ trong miệng và đi vào hệ tiêu hóa, nên nó vừa là liệu pháp toàn thân, vừa là liệu pháp tại chỗ.

2. Đối tượng

2.1. Chỉ định

- Thuốc bổ sung florua có thể được kê toa cho trẻ em từ 6 tháng đến 16 tuổi có nguy cơ sâu răng cao.

  • Tham khảo thêm

    10 Dấu hiệu sâu răng dễ nhận biết và cách điều trị dứt điểm

- Được sử dụng cho người ở những khu vực không có nước uống chứa florua.

- Đôi khi được sử dụng để điều trị một số tình trạng về xương khớp.

2.2. Chống chỉ định

- Không sử dụng thuốc bổ sung florua cho những người sử dụng nước uống có chứa nồng độ florua trên 0,6ppm. Để xác định lượng florua trong nguồn nước, bạn có thể liên hệ với công ty nước địa phương để được cung cấp dữ liệu.

- Trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

3. Cách sử dụng thuốc bổ sung florua

- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

- Thuốc dạng nhỏ giọt cần được đong đo cẩn thận để tránh quá liều. Dùng trực tiếp hoặc pha loãng nó với nước hoặc thực phẩm theo hướng dẫn. Khi đã đo lượng thuốc, cần sử dụng ngay lập tức, không để nó tiếp xúc với không khí và môi trường bên ngoài lâu.

- Thuốc dạng viên nén cần được nhai hoặc ngậm cho tan trong miệng trước khi nuốt. Tốt nhất nên dùng thuốc này khi đi ngủ, sau khi đánh răng.

- Không súc miệng, không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong 30 phút sau khi uống thuốc bổ sung florua. Tránh ăn hoặc uống các sản phẩm từ sữa như sữa hoặc sữa chua, và tránh nước trái cây tăng cường canxi trong vòng 1 giờ sau khi uống fluor.

- Nếu quên 1 liều, cần bổ sung càng sớm càng tốt. Nhưng nếu đã gần đến giờ uống liều tiếp theo thì nên bỏ qua. Không dùng hai liều cùng một lúc.

- Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh nơi có độ ẩm và nhiệt độ cao.

- Để có được lợi ích từ thuốc bổ sung florua, cần tuân thủ liệu trình hàng ngày lâu dài.

3. Lưu ý

- Việc dùng thuốc bổ sung florua phải được chỉ định bởi nha sĩ hoặc bác sĩ.

- Để xác định chính xác liều lượng thuốc cần bổ sung thì bác sĩ cũng cần xem xét các nguồn florua khác, đặc biệt là nước uống. Cần xác định xem nguồn nước sinh hoạt và nước uống có chứa florua hay không, và nồng độ là bao nhiêu. Bệnh nhân tiếp xúc với nhiều nguồn nước có thể làm phức tạp thêm việc định lượng.

Ví dụ bệnh nhân có thể sử dụng nguồn nước gia đình, trường học, công sở, nước đóng chai, nước đã qua hệ thống lọc,... Vì lý do này, mọi người cần hết sức tỉ mỉ trong việc đánh giá và lựa chọn loại thuốc bổ sung florua có liều lượng phù hợp.

- Đối với trẻ em dưới 6 tuổi rất dễ bị nhiễm flour nên bác sĩ cần cân nhắc kỹ giữa nguy cơ bị sâu răng khi không bổ sung florua, với rủi ro bị nhiễm flour để đưa ra quyết định tốt nhất cho trẻ.

- Nói với bác sĩ nếu bạn đã từng bị lở loét trong miệng, bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

- Hỏi bác sĩ trước khi sử dụng thuốc kháng axit hoặc thuốc nhuận tràng, và chỉ sử dụng loại mà bác sĩ khuyên dùng. Thành phần trong một số thuốc kháng axit hoặc thuốc nhuận tràng có thể khiến cơ thể bạn khó hấp thụ fluor hơn. Các thuốc vitamin tổng hợp có chứa canxi, nhôm, hoặc magiê cũng được khuyên không nên sử dụng cùng thuốc bổ sung florua.

4. Tác dụng phụ

- Một tác dụng phụ đáng kể là nhiễm fluoride răng nhẹ đến trung bình, khiến cho răng xuất hiện các đốm hoặc vệt trắng, rất mất thẩm mỹ.

- Nếu như có các triệu chứng quá liều gây ngộ độc cấp tính như bỏng rát đột ngột trong miệng, đau lưỡi, buồn nôn , nôn , co thắt dạ dày, tiêu chảy , chảy nước dãi hoặc nôn ra máu thì cần đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.

- Nếu xuất hiện các dấu hiệu dị ứng như nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng thì cũng cần cấp cứu khẩn cấp.

Nguồn dịch: https://www.cdc.gov/fluoridation/basics/fluoride-products.html


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm