Thường xuyên ăn uống không đúng giờ tăng nguy cơ đường huyết cao

Nga Nguyễn (Theo Mama/Zhihu)
10/03/2020 - 17:14
Thường xuyên ăn uống không đúng giờ tăng nguy cơ đường huyết cao
Công việc quá bận, làm quên thời gian, làm thêm giờ, thường xuyên ăn uống không đúng giờ giấc, bụng đói trong thời gian quá lâu dễ dẫn đến đường huyết cao.

Thói quen sống không lành mạnh

Thường xuyên bỏ bữa sáng sẽ khiến cho lượng đường trong máu giảm, dẫn tới tình trạng thèm đồ ngọt. Việc nạp nhiều đồ ngọt sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, đồng thời gia tăng khả năng mắc bệnh đái tháo đường.

Thường xuyên ăn uống không đúng giờ dễ dẫn đến đường huyết cao - Ảnh 1.

Thiếu ngủ gia tăng hormone cortisol – nguyên nhân gây stress và mất ổn định đường huyết

Những người thích đồ ăn nhanh KFC, mà không thích rau xanh và trái cây. Thói quen ăn uống lâu dài này có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao.

Uống rượu có thể dẫn đến hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết.

Thiếu ngủ khiến cho đồng hồ sinh học của cơ thể bị rối loạn, dẫn tới gia tăng hormone cortisol – nguyên nhân gây stress và mất ổn định đường huyết.

Di truyền

Yếu tố di truyền cũng có thể gây ra lượng đường trong máu cao nhưng tăng đường huyết không nhất định là bệnh tiểu đường. Nó chỉ có thể chỉ ra rằng lượng đường trong máu của cơ thể cao.

Yếu tố thể chất

Ở những người béo phì, khả năng tổng hợp insulin của tuyến tụy giảm, kéo theo khả năng chuyển hóa glucose cũng giảm theo. Điều này khiến cho những người thừa cân béo phì có nguy cơ cao dư thừa lượng đường huyết.

Yếu tố tinh thần

Căng thẳng quá mức về cảm xúc hoặc tinh thần, bị áp lực, stress trong thời gian dài khiến cho cơ thể sản xuất ra các chất làm cho đường huyết tăng lên.

Nguyên nhân bệnh lý

Bệnh tim mạch vành có liên quan mật thiết đến tăng đường huyết. Do đó, một khi chẩn đoán là tăng đường huyết, cần phải rõ ràng nhất có thể nguyên nhân gây tăng đường huyết, để điều trị triệu chứng, giúp ngăn ngừa và điều trị tăng đường huyết.

Một số bệnh gan mạn tính: Như xơ gan, viêm gan mạn tính, gan nhiễm mỡ,... và các bệnh về hệ thần kinh trung ương như gãy xương sọ, bệnh về não, viêm màng não,... gây tăng áp lực nội sọ.

Tăng đường huyết cũng có thể xảy ra vì một số lý do chức năng, chẳng hạn như: Tăng phân hủy glycogen, bệnh chuyển hóa, nhồi máu cơ tim cấp, đột quỵ, chấn thương nặng, chảy máu nhiều...

Một số loại thuốc như: Corticosteroid, prednisone, dexamethasone… có thể điều trị nổi ban da, viêm khớp, hen suyễn; thuốc trầm cảm; thuốc tránh thai; ngoài việc điều trị bệnh thì có thể làm gia tăng lượng đường huyết trong máu. Một số loại siro ho cũng có thể khiến lượng đường trong máu cao.

Môi trường sống bị ô nhiễm

Không khí do vô số các phân tử, nguyên tử tạo thành. Khi các nguyên tử hay phân tử này bị mất hoặc nhận thêm các điện tử sẽ biến thành các hạt mang điện tích, gọi là điện tích hay ion.

Thường xuyên ăn uống không đúng giờ dễ dẫn đến đường huyết cao - Ảnh 2.

Ô nhiễm môi trường cũng là nguyên nhân

Ion âm là các hạt có lợi giúp tăng cường năng lượng sống nên ion âm còn được gọi là "Vitamin không khí". Các ion âm cũng có thể làm giảm đường huyết một cách hiệu quả, nhưng ô nhiễm môi trường dẫn đến giảm mạnh các ion âm trong không khí và không đủ các ion âm trong cơ thể, đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến đường huyết cao.

Lời khuyên

Chú ý theo dõi và điều chỉnh liều lượng thích hợp khi sử dụng các loại đồ uống có chứa caffeine, đồ uống thể thao, thực phẩm có thành phần carbohydrate, các loại trái cây khô; vì đây đều là các loại thực phẩm có nguy cơ làm tăng đường huyết trong máu.

Thường xuyên ăn uống không đúng giờ dễ dẫn đến đường huyết cao - Ảnh 3.

Bổ sung nhiều rau củ sạch cho bữa ăn hàng ngày

Cần tăng cường sử dụng các loại thực phẩm từ thực vật có chứa carbohydrate thường có trong các loại rau củ, ngũ cốc nguyên cám... nhằm giúp giảm áp lực cho cơ thể do chúng làm tăng đường huyết chậm, giảm tốc độ đường vào máu, ngoài ra giúp tăng năng suất hoạt động của tuyến tụy và phục hồi sức khỏe.

Đường huyết cao không đồng nghĩa với việc bị tiểu đường, nhưng tăng đường huyết là tiền thân của bệnh tiểu đường. Vì vậy một khi xảy ra các triệu chứng tăng đường huyết, tốt nhất nên đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm