Nên đặt ra kế hoạch chi tiêu rõ ràng khi kết hôn (Ảnh minh họa)
- Cách tốt nhất để giảm tranh cãi về tiền bạc là tạo ra một nền tảng tài chính vững chắc, dựa trên sự thỏa thuận của cả 2 người để hạch toán rõ ràng. Do vậy, đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân, 2 bạn hãy cùng nhau tiếp cận vấn đề nhạy cảm này một cách thẳng thắn, thông qua việc trao đổi những điều sau:
- Cách tốt nhất để giảm tranh cãi về tiền bạc là tạo ra một nền tảng tài chính vững chắc, dựa trên sự thỏa thuận của cả 2 người để hạch toán rõ ràng. Do vậy, đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân, 2 bạn hãy cùng nhau tiếp cận vấn đề nhạy cảm này một cách thẳng thắn, thông qua việc trao đổi những điều sau:
- Công khai tài chính của mỗi người trước khi kết hôn: Tài sản (bất động sản, các khoản đầu tư, những thu nhập riêng…), đặc biệt là các khoản nợ cá nhân chưa trả hết. Từ đó thỏa thuận các vấn đề như: Sự chung - chia những phần tài sản ấy khi kết hôn như thế nào? Có phải vợ chồng bạn sẽ bổ sung tên nhau vào các tài sản ấy sau khi kết hôn không?...
- Cả hai dự định kiếm sống như thế nào? Nghề nghiệp của ai được ưu tiên và hai vợ chồng sẽ cống hiến bao nhiêu thời gian cũng như năng lượng cho từng công việc? Cách tốt nhất để giảm tranh cãi về tiền bạc là tạo ra một nền tảng tài chính vững chắc, dựa trên sự thỏa thuận của cả 2 người để hạch toán rõ ràng. Kế hoạch chi tiêu sau kết hôn.
- Thiết lập một chiến lược thực tế để đóng góp và dự trù khả năng chi trả cho những nhóm nhu cầu thiết yếu trong đời sống gia đình như: Chi phí chăm sóc, giáo dục con cái; các khoản chi tiêu gia đình (điện, nước, thực phẩm…); trợ cấp thăm nuôi cha mẹ và phục vụ các dịp giao tiếp xã hội (cưới, hỏi, ma chay…). Đừng quên dành một khoản tiết kiệm cho tương lai.
- Hai người cùng hoạch định một phong cách sống cơ bản để có sự thu chi, thực hành tiết kiệm hợp lý; chẳng hạn: Các bữa ăn sáng - trưa - tối sẽ diễn ra ở đâu (tại nhà hay ra ngoài)? Việc mua sắm vật dụng gia đình sẽ tiến hành hàng ngày hay hàng tuần? Định ra thời gian biểu gắn với thăm và biếu quà cha mẹ, sinh hoạt hội nhóm (gặp mặt bạn bè)…
- Một kế hoạch thỏa thuận dựa trên cơ sở các khoản chi tiêu cần hạn chế, những gánh nặng về nợ và khoản chi trả hàng tháng nên cắt giảm sau hôn nhân như: Chi phí gia nhập hội viên các câu lạc bộ; các khoản chăm sóc sắc đẹp hay đầu tư vào thời trang, công nghệ của mỗi người…
- Phân giai đoạn cụ thể trong tiến trình hoạch định tài chính, ví dụ: Những khoản chi tiêu nào sẽ dành cho năm đầu tiên của cuộc hôn nhân? Thực hành chi tiêu như thế nào sau 2 năm - 5 năm - 10 năm… với các nội dung: xây dựng, sửa chữa nhà cửa, tiền để dành và các khoản đóng góp đầu tư… Một cặp vợ chồng với thu nhập vừa phải cũng có thể sống một cách đầy đủ và thoải mái, không lo gánh nặng của những món nợ nếu họ xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý và thực hiện nghiêm túc trong khả năng mà mình kiếm được. Việc thảo luận chủ đề tài chính trong hôn nhân sẽ giúp 2 bạn có cái nhìn tổng quan hơn về cách tiêu dùng của mỗi người và có định hướng phù hợp nhất với tình hình thực tế sau khi kết hôn.