pnvnonline@phunuvietnam.vn
Tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Ở các nước đang phát triển, nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là do hút thuốc lá. Tuy nhiên, ở những nước đang phát triển, việc tiếp xúc với khói từ nhiên liệu đốt, môi trường ô nhiễm, sưởi ấm trong những ngôi nhà thông gió kém có thể là yếu tố gây bệnh.
1. Cơ chế hoạt động của phổi
Không khí đi xuống khí quản và vào phổi thông qua phế quản. Bên trong phổi, phế quản được chia thành những ống phổi nhỏ hơn và kết thúc bằng các túi khí nhỏ, còn được gọi là phế nang.
Các túi khí có thành mỏng, chứa các mao mạch (mạch máu nhỏ). Oxy trong không khí sẽ đi qua các mạch máu này và đi vào trong máu của bạn. Cùng lúc đó, carbon dioxide - một sản phẩm của quá trình trao đổi chất sẽ được thở ra bên ngoài.
Phổi dựa vào tính đàn hồi tự nhiên của các ống phế quản và túi khí để đẩy không khí ra khỏi cơ thể. Người bị phổi tắc nghẽn mãn tính khiến chúng mất đàn hồi, bị giãn nở quá mức và không khí bị mắc kẹt trong phổi khi bạn thở ra. Từ đó gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe của phổi cũng như của cơ thể.
>> Có những xét nghiệm nào giúp bạn chẩn đoán được sức khỏe của lá phổi?
2. Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Để xác định được nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bạn cần hiểu rõ vì sao đường thở lại bị tắc nghẽn. Theo các chuyên gia, có hai nguyên nhân gây tắc nghẽn đường thở.
- Khí phế thủng (thũng): Đây là tình trạng các sợi đàn hồi của phế nang bị phá hủy. Các đường dẫn khí nhỏ bị xẹp khi bạn thở ra, làm cản trở luồng không khí ra khỏi phổi.
- Viêm phế quản mãn tính: Các ống phế quản của bạn bị viêm, thu hẹp khiến phổi tiết ra nhiều chất nhầy hơn và làm tắc các ống bị hẹp hơn.
Qua đây, các nhà khoa học đã đưa ra một số nguyên nhân gây bệnh COPD dựa trên những yếu tố này.
2.1. Người hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích
Đa số những người bị phổi tắc nghẽn mãn tính, bị tổn thương phổi là do hút thuốc lá trong thời gian dài. Ngoài ra những người nhạy cảm với di truyền cũng có thể mắc bệnh, không phải tất cả người hút thuốc đều phát triển thành bệnh COPD.
Những chất kích thích khác có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bao gồm những người bị nhiễm khói thuốc, khói xì gà,...
2.2. Thiếu alpha-1-antitrypsin (AAt)
Các chuyên gia chỉ ra rằng, trong số những người bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, có 1% nguyên nhân đến từ kết quả của rối loạn di truyền gây ra mức alpha-1-antitrypsin thấp. AAt được tạo ra trong gan và đi vào máu giúp bảo vệ phổi. Thiếu AAt có thể gây ra các bệnh liên quan đến phổi, gan hoặc cả hai.
Vậy nên đây có thể là một nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
2.3. Ảnh hưởng từ môi trường
Hiện nay, tỷ lệ không khí bị ô nhiễm ngày càng nhiều, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Ô nhiễm môi trường, khí thải từ các nhà máy, bụi mịn,... là những tác nhân có thể ảnh hưởng trực tiếp lên phổi của bạn và gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Bạn cần có những biện pháp bảo vệ sức khỏe như sử dụng khẩu trang khi ra ngoài, sử dụng máy lọc không khí, luôn giữ nhà cửa và môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ,... Ngoài ra bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để nhận biết tình trạng sức khỏe.
Trên đây là một số nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chủ yếu và có thể kiểm soát được. Bạn cần có một lối sống lành mạnh, chú ý bảo vệ sức khỏe bằng cách kiểm sức khỏe định kỳ,.. để đảm bảo cơ thể cũng như phổi hoạt động bình thường. Nếu có bất thường nào thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.