Tìm hiểu những phân loại vắc xin quai bị phổ biến nhất

Mai Nhung
15/04/2021 - 07:35
Tìm hiểu những phân loại vắc xin quai bị phổ biến nhất
Trước khi có chương trình tiêm phòng, quai bị là 1 bệnh rất phổ biến ở trẻ em bởi tốc độ lây lan nhanh. Sự ra đời của vắc xin quai bị đã giúp kiểm soát các đợt bùng phát bệnh trong cộng đồng. Hãy cùng tìm hiểu các phân loại vắc xin quai bị phổ biến nhất.

1. Phân loại vắc xin quai bị đơn

1.1. Khái niệm phân loại vắc xin quai bị đơn

Vắc xin quai bị đơn là loại vắc xin chỉ có tác dụng ngăn ngừa duy nhất bệnh quai bị. Nó thường là vắc xin chứa virus sống. Virus đã được thích nghi và nhân giống trong nuôi cấy tế bào phôi gà. Chế phẩm của phân loại vắc xin quai bị đơn thường thuộc dạng bột vô trùng đông khô. Vì thế cần pha chế vắc xin trước khi tiêm.

Phân loại vắc xin quai bị đơn được chỉ định để tiêm phòng ở trẻ trên 12 tháng tuổi. Nó không được khuyến khích cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng vì cơ thể trẻ có thể vẫn còn đang giữ lại kháng thể phòng bệnh từ người mẹ. Điều này sẽ cản trở phản ứng miễn dịch, ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc-xin.

Tìm hiểu những phân loại vắc xin quai bị phổ biến nhất - Ảnh 2.

Vắc xin quai bị đơn không được khuyến khích cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng (Ảnh: Internet)

1.2. Tác dụng phụ

Phân loại vắc xin quai bị đơn có thể có các tác dụng phụ như:

- Ngứa hoặc châm chích ở chỗ tiêm.

- Sốt.

- Phát ban, đỏ da, đặc biệt là xung quanh tai.

Khi nào tình trạng Phát ban đỏ trên da ở mức nguy hiểm? Cần phải gặp bác sĩ?

- Mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường.

- Có các phản ứng dị ứng như khó thở, khó nuốt, ngứa bàn chân hoặc bàn tay, sưng mắt hoặc bên trong mũi,...

Các tác dụng hiếm gặp có thể bao gồm:

- Xuất hiện vết bầm tím trên da.

- Sốt cao.

- Nhức đầu nghiêm trọng.

- Cáu gắt, hoang mang.

- Đau hoặc hoặc sưng tinh hoàn và bìu ở nam giới.

- Cổ cứng.

- Nôn mửa.

1.3. Lưu ý khi sử dụng vắc xin quai bị đơn

- Nếu bạn có tiền sử dị ứng thì hãy cho bác sĩ biết. Đặc biệt là khi bạn quá mẫn cảm với trứng. Bởi vì vắc xin quai bị sống được sản xuất trong nuôi cấy tế bào phôi gà.

- Các nghiên cứu ở phụ nữ cho thấy rằng phân loại vắc xin quai bị đơn gây ra rủi ro tối thiểu cho trẻ sơ sinh khi được sử dụng trong thời kỳ cho con bú.

- Ở những người có hệ miễn dịch yếu có thể làm giảm tác dụng của vắc-xin hoặc có thể làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ.

2. Phân loại vắc xin quai bị kép

2.1. Các loại vắc xin quai bị kép phổ biến

Hiện nay, vắc xin quai bị đơn rất hiếm khi được sử dụng, thay vào đó là vắc xin kép. Vắc xin quai bị kép hay còn được gọi là vắc xin quai bị phối hợp. Ngoài việc chủng ngừa bệnh quai bị thì vắc xin quai bị kép còn có tác dụng phòng ngừa một số bệnh truyền nhiễm khác. Phân loại vắc xin quai bị kép phổ biến nhất hiện nay chính là MMR và MMRV.

Tìm hiểu những phân loại vắc xin quai bị phổ biến nhất - Ảnh 3.

Ngoài việc chủng ngừa bệnh quai bị thì vắc xin quai bị kép còn có tác dụng phòng ngừa một số bệnh truyền nhiễm khác (Ảnh: Internet)

- Vắc xin MMR bảo vệ cơ thể khỏi 3 bệnh là sởi, quai bị và rubella.

- Vắc xin MMRV bảo vệ cơ thể khỏi 4 bệnh là sởi, quai bị, rubella và thủy đậu.

Đây là những căn bệnh rất dễ lây lan. Chúng có thể truyền từ người này sang người khác khi ho, hắt hơi hoặc chỉ qua hít thở.

2.2. Liều dùng vắc xin quai bị kép

Vắc xin quai bị kép thường ở dạng "giảm độc lực" của mỗi loại vi rút. Có nghĩa là chúng là dạng sống của vi rút đã được làm yếu trong các phòng thí nghiệm y tế. Thuốc có thể được tiêm cho trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi. Lý tưởng nhất là:

- Liều đầu tiên khi trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi.

- Liều thứ hai khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi.

2.3. Tác dụng phụ

- Đau nhức, mẩn đỏ hoặc phát ban ở vị trí tiêm.

- Sốt.

Tìm hiểu những phân loại vắc xin quai bị phổ biến nhất - Ảnh 4.

Sau khi tiêm vắc xin quai bị kép thì trẻ có thể gặp tác dụng phụ như sốt (Ảnh: Internet)

- Sưng các tuyến ở má hoặc cổ.

- Có thể xuất hiện các phản ứng dị ứng như nổi mề đay, sưng mặt và cổ họng, khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt hoặc suy nhược.

- Các phản ứng nghiêm trọng hơn có thể bao gồm co giật do sốt cao, chảy máu hoặc bầm tím bất thường do tiểu cầu thấp,.....

Nguồn tham khảo: https://www.rxlist.com/mumpsvax-drug.htm#warnings


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm