pnvnonline@phunuvietnam.vn
Tìm hiểu tổng quan về bệnh hen phế quản ở trẻ em
1. Tổng quát chung về bệnh hen phế quản trẻ em
Hen phế quản nói chung hay hen phế quản ở trẻ em là một bệnh viêm mạn tính đường hô hấp, gây tắc nghẽn đường hô hấp khiến người bệnh cảm thấy khó thở, tăng tiết nhiều đờm dãi. Biểu hiện hen phế quản ở trẻ em bằng những cơn khò khè, khó thở, tức ngực và ho kéo dài dai dẳng từ nhỏ đến lớn thường xuất hiện về đêm và sáng sớm.
Hen phế quản trẻ em thường xuất hiện ở những trẻ dưới 5 tuổi và thường xuất hiện sau những đợt trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn, virus gây nên, hen phế quản trẻ em cũng có thể xuất hiện khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa hay trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú,…
2. Dấu hiệu nhận biết hen phế quản trẻ em
Hen phế quản ở trẻ em có thể gây những cơn khó thở kịch phát nhưng chúng thường bị phát hiện muộn, đặc biệt là ở những trẻ dưới 1 tuổi, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị. Chính vì thế, cha mẹ cần hết sức lưu ý những điểm bất thường ở trẻ đặc biệt khi trẻ có những dấu hiệu dưới đây:
Ho: Ho tuy không phải là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh hen phế quản trẻ em, tuy nhiên những trẻ xuất hiện cơn ho tái phát nhiều lần, kéo dài dai dẳng, ho thường xuất hiện về đêm hoặc sáng sớm hoặc ho đi kèm với khò khè, khó thở,…thì cha mẹ cần chú ý đến chứng bệnh hen phế quản ở trẻ em.
Khò khè: Khò khè ở những trẻ mắc viêm phế quản thường xuất hiện trong khi ngủ hoặc khi có các yếu tố có tính thúc đẩy như gắng sức, cười, khóc, hay khi trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc không khí ô nhiễm,…thì đó là một trong những dấu hiệu chỉ điểm của bệnh hen phế quản trẻ em.
Khó thở: Khi bạn thấy trẻ xuất hiện cơn khó thở khi gắng sức, cười hoặc khóc,…thì cũng cần chú ý tới cơn hen phế quản ở trẻ em.
Giảm hoạt động: Hen phế quản ở trẻ em khiến trẻ bị thiếu oxy, điều này làm cho trẻ mệt mỏi, không chơi, không chạy như những trẻ khác. Cha mẹ cũng cần chú ý tới điều này ở trẻ. Đồng thời, hen phế quản ở trẻ em còn có tính chất di truyền, những gia đình cho bố, mẹ hay ông bà mắc hen phế quản cũng cần chú ý căn bệnh này có thể xuất hiện ở con yêu của mình.
Mức độ nguy hiểm nhất của bệnh hen phế quản đối với trẻ em chính là chúng có thể xuất hiện những cơn hen phế quản kịch phát khiến trẻ không thở được, gây tử vong cho trẻ.
Hen phế quản ở trẻ em cũng có thể xuất hiện hàng ngày, liên tục, thường nặng hơn về chiều và đem khiến trẻ khó thở nhiều hơn. Một điều may mắn ở những trẻ mắc hen phế quản là chúng có thể ổn định khi trẻ trên 5 tuổi, nhưng cũng có trường hợp trẻ mắc hen lại khi trẻ trên 15 tuổi, thậm chí là sau 20 – 30 tuổi có thể mắc bệnh.
3. Nguyên nhân gây hen phế quản ở trẻ em
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây hen phế quản ở trẻ em, họ mới chỉ tìm ra một số yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:
Virus: Virus có thể gây những cơn hen phế quản cấp ở trẻ em có thể kể tới như Rhinovirus, Coronavirus, Influenza virus, virus hợp bào hô hấp RSV, chúng là nguyên nhân phổ biến nhất gặp trong 85% các trường hợp cơn hen cấp.
Nguyên nhân khác gây hen phế quản ở trẻ em khác: bụi, bọ nhà, phấn hoa, vật nuôi, mốc, sữa bò, đậu nành, cá, tôm, khói thuốc lá, than tổ ong, trào ngược dạ dầy thực quản, sốt, mất nước,…
4. Điều trị hen phế quản ở trẻ em
Tùy thuộc vào mức độ cũng như độ tuổi của trẻ mà các Bác sĩ sẽ có cách điều trị hen phế quản ở trẻ em khác nhau, nhưng tổng quả chung có thể kể tới như sau:
Đối với những trẻ có cơn hen nhẹ: Trẻ sẽ được sử dụng một số loại thuốc có công dụng giãn mở khí quản bao gồm: salbutamon ( biệt dược là Ventolin, Solmux Broncho...) cũng như các thuốc có công dụng làm sạch mũi, thông thoáng đường thở ( Sterimar, sofmer...) .
Cơn hen vừa: Sử dụng khí dung salbutamon kết hợp với thuốc nhóm corticoid dạng phun sương như Fluticason propionate ( Flixotide), Budesonide (Pulmicort, Symbicort...).
Cơn hen nặng: Sử dụng khí dung salbutamon kết hợp với thuốc nhóm corticoid dạng phun sương như Fluticason propionate ( Flixotide), Budesonide (Pulmicort, Symbicort....thở oxy, cho trẻ sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm đường hô hấp.