pnvnonline@phunuvietnam.vn
Tìm hiểu tổng quan về tiêm phòng viêm gan A, B, C, D, E
Bệnh viêm gan do rất nhiều nguyên nhân gây ra như do quá trình tự miễn hoặc do nhiễm độc, nhiễm khuẩn và các virus viêm gan siêu vi gây ra. Hầu hết những người mắc viêm gan chỉ được phát hiện bệnh khi bệnh ở giai đoạn muộn. Đa số những người mắc viêm gan là do virus gây ra, hiện nay có 5 chủng virus có thể gây viêm gan bao gồm A, B, C, D, E.
Việc tiêm phòng viêm gan sẽ tùy thuộc vào các chủng virus này, nhưng thực thế có hai dòng virus được nhiều người tiêm phòng viêm gan tiêm nhất chính là virus viêm gan B và virus viêm gan C. Thông tin về từng loại vacxin tiêm phòng viêm gan cụ thể như sau:
1. Tiêm phòng viêm gan A
Viêm gan A gây ra bởi virus viêm gan A (HAV) loại virus này xâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn hoặc nước uống và có thể lây lan qua đường tiêu hóa, virus viêm gan A là căn bệnh cấp tính gây sưng gan.
Những đối tượng nên tiêm phòng viêm gan A bao gồm: Trẻ em trên 1 tuổi, người có bệnh mãn tính về gan hay chuyển hóa,... bệnh nhân có rối loạn đông máu, người trưởng thành hay trẻ em vị thành niên sống trong vùng có nhiều người nhiễm viêm gan A. Để vacxin có hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tiêm hai mũi ít nhất 6 tháng hoặc có thể tiêm cùng lúc với các loại vắc-xin khác.
Tiêm phòng viêm gan A không áp dụng cho những người có phản ứng dị ứng nặng với bất kỳ thành phần nào của vacxin, những người đang mắc bệnh ở mức độ trung bình hoặc mức độ nặng thì nên hoãn tiêm sau khi người bệnh khỏi thì có thể tiếp tục tiêm cho người bệnh.
2. Tiêm phòng viêm gan B
Viêm gan B là một loại viêm gan nguy hiểm, với các dấu hiệu giống bệnh cúm, bệnh có thể lây lan qua đường máu, quan hệ tình dục và lây truyền từ mẹ sang con. Phác đồ tiêm phòng viêm gan B ở mỗi độ tuổi sẽ là là khác nhau, cụ thể như sau:
2.1. Phác đồ tiêm phòng viêm gan B cho trẻ em
Đối với những trẻ có mẹ không nhiễm viêm gan B: Liều tiêm phòng viêm gan B của trẻ sơ sinh là ngay sau sinh 24h kể từ lúc trẻ chào đời, khi trẻ đủ đủ hai tháng tuổi cha mẹ có thể để trẻ tiêm ba liều tiếp theo với vắc xin phối hợp có chứa thành phần virus viêm gan B như vắc xin 6 trong 1 hay 5 trong 1. Khoảng cách tối thiểu giữa hai lần tiêm phòng viêm gan B là 1 tháng.
Đối với những trẻ có mẹ nhiễm viêm gan B: Liều vacxin đầu tiên sẽ được tiêm trong vòng 12 giờ đầu kể từ khi chào đời. Trẻ có thể được tiêm vacxin trễ hơn nhưng càng muộn thì hiệu quả của vacxin càng giảm. Sau đó tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ mà trẻ sẽ được áp dụng một trong hai phác đồ điều trị sau:
Phác đồ 1: 0 - 1 - 2 - 12
Liều 1: Tiêm phối hợp với huyết thanh kháng viêm gan B trong vòng 12 giờ kể từ lúc chào đời.
Liều 2: Tiêm phòng viêm gan B khi trẻ đủ một tháng tuổi
Liều 3: Tiêm phòng viêm gan B liều 3 cách liều 2 một tháng.
Liều 4: Tiêm phòng viêm gan B liều 4 cách liều 3 12 tháng.
Phác đồ 2: 0-1-6-18
Liều 1: tiêm phối hợp với huyết thanh kháng viêm gan B trong vòng 12 giờ kể từ lúc chào đời.
Liều 2: Tiêm phòng viêm gan B khi trẻ đủ một tháng tuổi
Liều 3: Tiêm phòng viêm gan B liều ba cách liều hai 5 tháng khi trẻ được 6 tháng tuổi.
Liều 4: Tiêm phòng viêm gan B liều bốn khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.
2.2. Lộ trình tiêm phòng viêm gan B cho người trưởng thành
Đối với người trưởng thành khi xét nghiệm test nhanh HBsAg âm tính là bạn có thể tiến hành tiêm phòng viêm gan B. Phác đồ tiêm phòng cho người trưởng thành như sau:
Phác đồ 1 (0-1-6): Mũi tiêm đầu tiên bạn có thể lựa chọn vào bất cứ thời điểm nào, mũi thứ 2 cách mũi tiêm đầu tiên 1 tháng và mũi thứ 3 cách mũi 2 6 tháng.
Phác đồ 2 (0-1-2-12): Mũi tiêm đầu tiên bạn có thể lựa chọn vào bất cứ thời điểm nào, mũi thứ 2 cách mũi tiêm đầu tiên 1 tháng và mũi thứ 3 cách mũi đầu tiên 2 tháng và mũi cuối cùng cách mũi đầu tiên 12 tháng.
3. Tiêm phòng viêm gan C
Viêm gan C là căn bệnh mãn tính khó điều trị, căn bệnh này có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng đây chính là căn nguyên gây xơ gan, ung thư gan. Virus gây viêm gan C có đường lây truyền giống với virus gây viêm gan B đó là lây truyền qua đường máu, lây truyền từ mẹ sang con và lây truyền qua quan hệ tình dục.
Hiện nay, vẫn chưa có vacxin nào có thể phòng ngừa virus HCV do cấu trúc của loại virus này rất phức tạp, chính vì thế để phòng ngừa viêm gan C bạn đọc cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
Không dùng chung kim tiêm: Những người dùng chung bơm kim tiêm có nguy cơ mắc viêm gan C hay các bệnh lây nhiễm qua đường máu rất cao.
Tránh phơi nhiễm trực tiếp với máu hoặc các chế phẩm từ máu
Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân.
Cân nhắc trước khi xăm hình, xỏ khuyên.
Quan hệ tình dục an toàn.
4. Tiêm phòng viêm gan D
Viêm gan D là bệnh gan do virus viêm gan D gây ra, căn bệnh này thường xảy ra theo kiểu đồng nhiễm, tức là những người mắc viêm gan B thì nguy cơ mắc viêm gan D là rất cao. Chính vì thế, bạn nên tiêm phòng viêm gan B để phòng luôn viêm gan D cho bản thân mình.
5. Tiêm phòng viêm gan E
Viêm gan E là bệnh lý do virus HEV gây ra, đây là một virus, một chuỗi đơn ARN không có vỏ bọc, có sức chịu đựng kém khi ở ngoài môi trường để bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, chính vì thế việc ăn chín uống sôi là biện pháp cơ bản để phòng viêm gan E. Khác với viêm gan B hay viêm gan C, con đường lây nhiễm viêm gan E là đường tiêu hóa.
Những người thường xuyên ăn uống không đảm bảo vệ sinh sẽ có nguy cơ cao mắc viêm gan E. Hiện nay virus gây viêm gan E vẫn chưa có vacxin để phòng bệnh nên biện pháp duy nhất để phòng bệnh là ăn chín, uống sôi giữ vệ sinh thân thể và vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Chủ động tiêm phòng viêm gan là điều mà ai cũng nên thực hiện để bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi căn bệnh nguy hiểm viêm gan và những căn bệnh khác như ung thư gan, xơ gan,...