Tìm hiểu về vắc xin quai bị MMR II - mũi tiêm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng

Mai Nhung
16/04/2021 - 08:45
Tìm hiểu về vắc xin quai bị MMR II - mũi tiêm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng
Hiện nay ở nước ta vắc xin phòng ngừa bệnh quai bị chưa được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, đây là căn bệnh rất dễ lây lan và có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, mọi người có thể tham khảo vắc xin quai bị MMR II là mũi tiêm dịch vụ, có hiệu quả ngừa bệnh rất cao.

1. Mô tả vắc xin quai bị MMR II

Trên thực tế vắc xin quai bị MMR II là vắc xin kép chứa các vi-rút sởi, vi-rút quai bị và rubella còn sống nhưng đã được giảm độc lực. Ngoài bệnh quai bị, vắc xin MMR II còn giúp phòng tránh bệnh sởi và rubella. Vắc xin MMR II hoạt động bằng cách giúp hệ thống miễn dịch kích hoạt để tự bảo vệ cơ thể khỏi những loại vi rút này.

Vắc xin MMR II được sản xuất bởi công ty Merck Sharp and Dohme (Mỹ). Vắc xin ở dạng bột đông khô, cần pha trước khi tiêm. 

Thành phần: 

- Các thành phần hoạt tính của vắc xin quai bị MMR II bao gồm vi rút sởi, quai bị và rubella đã làm suy yếu.

- Các thành phần bất hoạt bao gồm sorbitol, sucrose, gelatin thủy phân, albumin, huyết thanh thai bò, các thành phần đệm và môi trường khác, neomycin.

Vắc xin cần được bảo quản ở -50oC tới 8oC. Chú ý cần tránh ánh sáng vì có thể làm bất hoạt virus. Dung môi dùng để pha vắc xin quai bị MMR II có thể được bảo quản trong tủ lạnh cùng với vắc-xin đông khô hoặc bảo quản riêng lẻ ở nhiệt độ phòng.

vắc xin quai bị MMR II

Vắc xin quai bị MMR II thường được đóng gói theo hộp 5 lọ đơn liều 5 lọ dung môi, hoặc hộp 10 lọ đơn liều 10 lọ dung môi. (Ảnh Internet)

2. Tác dụng

Vắc xin quai bị MMR II là vắc xin kết hợp, giúp phòng tránh 3 bệnh là sởi, quai bị và rubella. Chúng đều là những căn bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan rất cao và nguy cơ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Nhờ có MMR II, thay vì phải tiêm 3 mũi chủng ngừa sởi, quai bị và rubella riêng biệt thì giờ đây bạn chỉ cần tiêm 1 mũi. Do đó MMR II còn được gọi là vắc xin 3 trong 1. Với khả năng phòng bệnh lên đến 95%, ngăn ngừa được nhiều loại bệnh, số mũi tiêm ít. Nên vắc xin quai bị MMR II là mũi tiêm dịch vụ được khuyến khích tiêm cho người lớn và tất cả trẻ em từ 1 tuổi trở lên.

3. Liều tiêm vắc xin MMR II

3.1. Ai cần tiêm vắc xin quai bị MMR II?

Chỉ định:

Tất cả người lớn và trẻ em trên 1 tuổi đều nên tiêm vắc xin quai bị MMR II. Để đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất, cũng như kiểm soát các đợt bùng dịch thì vắc xin MMR II nên được tiêm ngay từ khi còn nhỏ.

tiêm vắc xin quai bị MMR II

Mọi người nên tiêm vắc xin quai bị MMR II ngay từ khi còn nhỏ. (Ảnh Internet)

Chống chỉ định: 

- Phụ nữ có thai.

Bạn có thể tìm hiểu về Những mũi tiêm cho phụ nữ chuẩn bị mang thai trong bài viết này.

- Người có tiền sử quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin, kể cả gelatin.

- Có tiền sử phản vệ với neomycin.

- Bệnh nhân bị rối loạn chức năng máu hoặc mắc các bệnh ảnh hưởng đến tủy xương hoặc hệ thống bạch huyết.

- Vì MMR II là vắc xin sống nên người bị suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm.

3.2. Phác đồ tiêm

- Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 7 tuổi: Tiêm mũi đầu tiên sau 1 tuổi. Mũi thứ 2 khi trẻ 4-6 tuổi hoặc sớm hơn. Miễn là 2 mũi tiêm cách nhau ít nhất 4 tuần.

- Trẻ trên 7 tuổi: Mũi 1 là lần tiêm đầu tiên. Mũi thứ 2 tiêm cách mũi 1 ít nhất 4 tuần.

- Phụ nữ: Nên hoàn tất 2 mũi tiêm vắc xin quai bị MMR II trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

4. Tác dụng phụ

- Thường gặp: Đau, rát bỏng, châm chích ở vị trí tiêm trong thời gian ngắn.

- Ít gặp: Sốt nhẹ, da bị phát ban.

- Hiếm gặp: Viêm tuyến mang tai, buồn nôn, nôn và tiêu chảy, đau họng, dễ bị kích thích, ngất. Đau cơ và khớp thoáng qua, thường gặp ở phụ nữ trưởng thành. Da nổi mề đay hoặc bị co thắt khí phế quản dù người tiêm vắc xin không có tiền sử dị ứng.

Chú ý sau khi tiêm vắc xin quai bị MMR II, mọi người cần ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi và xử trí kịp thời nếu xảy ra các hiện tượng phản vệ sau tiêm.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm