Đây là một trong những nội dung ấn tượng của chương trình “Xuân biên phòng - Ấm lòng dân bản” do Đồn Biên phòng Lũng Cú vừa tổ chức, để lại dấu ấn sâu sắc trong mỗi người dân nơi địa đầu Tổ quốc vào thời khắc năm mới Quý Mão đang gõ cửa từng nhà.
Trong 2 ngày 9 và 10/1, Đoàn công tác TƯ Hội LHPN Việt Nam do Phó chủ tịch Trần Lan Phương dẫn đầu đã tổ chức chương trình "Tết yêu thương" cho các gia đình chính sách, phụ nữ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và chúc Tết Đồn biên phòng tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” ở tỉnh Hà Giang đã và đang giúp nhiều phụ nữ vùng biên giới phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, tạo cơ hội để phụ nữ các dân tộc ở biên giới khẳng định vị trí, vai trò của mình trong gia đình và cộng đồng.
Ngày 29/12, được sự ủy quyền của Thủ trưởng TCCT Quân đội nhân dân Việt Nam, Ban Phụ nữ Quân đội phối hợp với cơ quan, đơn vị tổ chức Chương trình “Phụ nữ Quân đội đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2021-2025, tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Nhằm bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) phối hợp với UBND xã Xín Cái tổ chức mở lớp truyền dạy múa, hát dân gian truyền thống dân tộc Lô Lô cho 45 học viên...
Chị Dí đã gặp gỡ, trao đổi với nhiều hộ dân về làm kinh tế như trồng ngô, rau, đậu các loại, trồng cỏ rồi chăn nuôi lợn, bò, gia cầm... Nhờ đó mà nhiều hộ dân trong thôn đã trở thành những hộ tiên phong, có kinh tế vượt trội.
Mô hình "cải tạo vườn tạp" đã và đang tạo hướng đi mới trong sản xuất tại xã Pả Vi (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang). Bước đầu mô hình này đã giúp nông dân nâng cao đời sống, góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương.
Huyện Bắc Mê (tỉnh Hà Giang) có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đông nhất là dân tộc Dao, Tày... đời sống của bà con còn nhiều khó khăn. Do đó, phát triển du lịch Căng Bắc Mê sẽ góp phần tạo việc làm cho người dân địa phương.
Để đa dạng hoá “đầu ra” cho sản phẩm cam sành, phụ nữ dân tộc thiểu số ở Hà Giang đã tìm đến thương mại điện tử, dần làm quen với việc bán hàng qua các trang mạng xã hội, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Những năm gần đây, đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới cực Bắc thuộc tỉnh Hà Giang đã có nhiều sự lựa chọn hàng hoá, nhu yếu phẩm hơn bởi các hoạt động kết nối, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, quảng bá sản phẩm đến người dân khu vực còn không ít khó khăn này.