Tổ hợp tác vịt cạn

11/11/2016 - 14:40
Lựa chọn hướng đi mới, thay đổi cơ cấu vật nuôi, tổ hợp nuôi vịt trên cạn đã giúp bà con cải thiện đời sống vươn lên thoát nghèo.

Xã Tân Hiệp là một xã nông nghiệp thuộc vùng sâu vùng xa của huyện Phú Giáo (Bình Dương), đời sống của người dân còn rất nghèo nàn, lạc hậu nhất là trong những năm gần đây giá mủ cao xu xuống thấp thì đời sống của người dân trong vùng lại càng gặp khó khăn về kinh tế.

Trong toàn xã trước kia có đến 42 hộ nghèo và 34 hộ cận nghèo. Nghề nghiệp chính của người dân nơi đây là làm nông nghiệp, một số hộ đi làm thuê làm mướn theo mùa vụ do không có đất sản xuất. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nắm bắt được tình hình thị trường hiện nay đang khán hiếm nguồn vịt để cung cấp cho các công ty chế biến thực phẩm nên Hội Nông dân trong xã đã thành lập được 2 tổ hợp tác xã chăn nuôi vịt trên cạn, mỗi tổ có từ 12 – 15 thành viên.

Bước đầu hội Nông dân xã đã tham mưu với UBND phối hợp cùng Phòng LĐTBXH Huyện mở lớp chăn nuôi thú y để hướng dẫn cho người dân về cách chọn giống vịt, cách chăm sóc và vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại để tránh dịch bệnh…Từ đó cách thành viên trong tổ hợp tác đã nắm bắt được kỹ thuật trong chăn nuôi và mạnh dạn đầu tư mua con giống. Bước đầu tổ hợp tác chăn nuôi vịt gặp không ít khó khăn do vốn đầu tư ban đầu tương đối cao như phải xây dựng chuồng trại, làm hệ thống ống dẫn nước tự động, đầu tư về mua con giống…. Các thành viên trong tổ hợp tác lại đa phần là những hộ gia đình không có điều kiện về kinh tế nên Hội Nông dân xã đã tạo điều kiện cho các thành viên vay vốn bằng nguồn quỹ hỗ trợ nông dân của hội.

image001.jpg

Anh Hoàng Văn Thụ - thành viên trong tổ hợp tác đang cho đàn vịt ăn

Sau khi đã khắc phục khó khăn về kinh phí, các thành viên trong tổ hợp tác lại gặp khó khăn trong kỹ thuật chăn nuôi như chuồng trại không đảm bảo diện tích, ăn uống chưa hợp vệ sinh, lại nuôi đúng vào mùa mưa nên số vịt bị chết tương đối cao, có đàn vịt chết đến phân nửa và các thành viên trong tổ phải bù lỗ… một số thành viên còn xin ra khỏi tổ do thấy nghề chăn nuôi vịt khá vất vả lại gặp nhiều rủi ro. Tuy nhiên nhờ sự quan tâm, động viên, chia sẻ của Hội Nông dân nên các thành viên trong tổ không nản lòng tiếp tục đầu tư làm chuồng trại kiên cố và làm dàn để nuôi, không thả dưới tán cây cao xu như trước, còn về kỹ thuật các thành viên mời bác sĩ thú y thường xuyên đến chăm sóc và tiêm  thuốc định kỳ nên số lượng vịt nuôi các đàn tiếp theo tương đối đạt so với yêu cầu. 

Đến nay nghề nuôi vịt đã trở thành nghề phổ biến trên địa bàn xã Tân Hiệp. Hiện tại trên toàn xã có đến 4 tổ hợp tác chăn nuôi vịt với số lượng đàn lên đến 33.300 con, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm người lao động, thu nhập bình quân của các thành viên trong tổ mỗi tháng từ 5 – 7 triệu đồng. Nhờ có mô hình nuôi vịt trên cạn của Hội Nông dân xã nên hộ nghèo trong toàn xã đến nay đã giảm đáng kể so với những năm trước, số hộ khá, hộ giàu tăng lên, hầu hết các hộ gia đình đều mua được các vật dụng trong nhà như: Tivi, xe máy, tủ lạnh….Đời sống của người dân nơi đây đang từng bước được nâng lên rõ rệt, từ đó góp phần hoàn thành các mục tiêu về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh mà Nghị quyết của Đảng ủy đã đề ra, góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn xã.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm