pnvnonline@phunuvietnam.vn
Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về bệnh cảm cúm và giải đáp từ chuyên gia y tế
- 1. Vaccine chủng ngừa cảm cúm 2020-2021 sẽ bảo vệ cơ thể chống lại những loại virus nào?
- 2. Chuỗi câu hỏi liên quan tới Cảm cúm và COVID-19
- 2.1. Sự khác nhau giữa cảm cúm và COVID-19 là gì?
- 2.2. Tiêm phòng cúm có giúp bảo vệ tôi khỏi COVID-19 hay không?
- 2.3. Làm cách nào để bản thân an toàn khi đi tiêm phòng cúm trong mùa dịch?
- 3. Ra ngoài trời lạnh, nhất là mùa đông rất dễ bị cảm có đúng không?
- 4. Khi trẻ bị cảm hay cúm, có nên cho trẻ uống aspirin?
- 5. Tôi đã tiêm phòng vaccine cảm cúm nhưng vẫn bị cúm, tại sao?
- 6. Bị cảm cúm có được dùng kháng sinh không?
Cảm cúm là bệnh do virus cúm gây ra. Bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm phổi, viêm mao mạch dị ứng, ung thư vòm họng,... Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh cảm cúm và giải đáp từ các chuyên gia y tế.
1. Vaccine chủng ngừa cảm cúm 2020-2021 sẽ bảo vệ cơ thể chống lại những loại virus nào?
Theo CDC (Mỹ) thì có nhiều loại virus gây cảm cúm khác nhau và chúng thường xuyên tiến hóa. Thuốc chủng ngừa cúm giúp bảo vệ cơ thể chống lại từ 3 đến 4 loại virus (tùy thuộc và loại vaccine) mà nghiên cứu trên vaccine cho thấy là phổ biến nhất.
2. Chuỗi câu hỏi liên quan tới Cảm cúm và COVID-19
2.1. Sự khác nhau giữa cảm cúm và COVID-19 là gì?
Cảm cúm và COVID-19 (bệnh viêm đường hô hấp cấp) đều là những bệnh lây truyền qua đường hô hấp nhưng chúng do các chủng virus khác nhau gây ra.
COVID-19 là do một loại virus thuộc họ virus corona mới gọi là SARs-CoV-2 còn bệnh cúm là do virus cúm xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Do có một số biểu hiện giống nhau giữa bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARs-CoV-2 và cảm cúm do virus cúm gây ra mà việc phân biệt sẽ khá khó khăn nếu như chỉ dựa vào dấu hiệu thông thường mà cần phải thực hiện xét nghiệm đặc thù để xác định chẩn đoán.
Mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng vẫn có một số điểm khác biệt giữa 2 bệnh này:
- Mức độ lây lan
Theo CDC thì COVID-19 dường như dễ lây lan hơn so với bệnh cúm và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ở người. Tính tới thời điểm hiện tại (6h00 ngày 21/10/2020) thì trên Thế giới đã có 41.184.776 người mắc trong đó đã có 1.130.658 người tử vong.
- Thời gian xuất hiện triệu chứng
COVID-19 dường như mất nhiều thời gian hơn để người mang virus xuất hiện các triệu chứng và mọi người cũng ủ bệnh lâu hơn.
- Vaccine phòng bệnh
Vaccine phòng cúm thì đã có. Tuy nhiên tính tới thời điểm hiện tại thì chưa có một loại vaccine chính thức nào giúp phòng ngừa COVID-19.
2.2. Tiêm phòng cúm có giúp bảo vệ tôi khỏi COVID-19 hay không?
ThS.BS. Bùi Ngọc An Pha, Cố vấn chuyên môn, Nguyên Giám đốc Y khoa VNVC cho biết, tiêm phòng cúm sẽ KHÔNG PHÒNG ĐƯỢC bệnh do SARS-CoV-2 gây ra, tuy nhiên tiêm phòng cúm có 2 ưu điểm sau:
- Loại trừ nguy cơ bị cúm nếu như bỗng nhiên bị sốt bất thường, giúp cho việc sàng lọc COVID-19 thuận lợi hơn
- Giảm thiểu nguy cơ bị cảm cúm, nếu chẳng may bị cả hai bệnh cũng một lúc thì hậu quả sẽ hết sức nặng nề.
2.3. Làm cách nào để bản thân an toàn khi đi tiêm phòng cúm trong mùa dịch?
Khi đi tiêm chủng cúm, tốt nhất là bạn hãy đảm bảo các an toàn liên quan tới phòng ngừa COVID-19 theo quy định của WHO và Bộ Y tế.
3. Ra ngoài trời lạnh, nhất là mùa đông rất dễ bị cảm có đúng không?
Câu trả lời là ĐÚNG. Điều quyết định bạn có bị cảm cúm hay không là việc bạn có bị nhiễm virus cảm cúm hay không.
Bác sĩ Xuân Dũng - Khoa Nội hô hấp (Bệnh viện 108) cho biết, thực tế việc đi ra ngoài vào mùa đông làm tăng nguy cơ mắc cảm cúm là do mùa lạnh virus có điều kiện phát triển thuận lợi hơn dẫn tới dễ bị nhiễm bệnh hơn nếu không có các biện pháp phòng ngừa phù hợp.
4. Khi trẻ bị cảm hay cúm, có nên cho trẻ uống aspirin?
Câu trả lời là KHÔNG. Bác sĩ Dũng cho biết, khi trẻ bị cảm hay cúm, nếu cho trẻ uống aspirin sẽ rất dễ gây ra hội chứng Rey. Hội chứng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới máu, gan và não của trẻ nhỏ. Nhất là trẻ đang ở độ tuổi vị thành niên.
Vậy nên cho trẻ uống thuốc gì?
Cha mẹ có thể cho trẻ uống những lloại thuốc không có aspirin như acetaminophen (Tylenol...) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin...). Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tự ý cho trẻ uống thuốc.
5. Tôi đã tiêm phòng vaccine cảm cúm nhưng vẫn bị cúm, tại sao?
Vaccine phòng cúm giúp chúng ta phòng tránh các chủng virus cúm phổ biến, cụ thể là từ 3 đến 5 chủng cúm khác nhau. Do vậy mà bạn vẫn có thể bị cảm cúm nếu như bị nhiễm các loại virus cúm không có trong vaccine.
Tuy nhiên, lợi ích là nếu chẳng may bị cúm và đã tiêm phòng thì thời gian phục hồi bệnh cũng sẽ nhanh hơn so với những người không tiêm phòng khác.
Lưu ý: Tiêm phòng cúm không phòng ngừa cảm lạnh hoặc nhiễm các loại virus khác.
6. Bị cảm cúm có được dùng kháng sinh không?
Theo bác sĩ Dũng thì kháng sinh không có tác dụng chống lại virus mà chỉ được ứng dụng để chống nhiễm khuẩn bệnh do vi khuẩn gây ra.
Do đó mà khi bị cảm cúm, việc uống kháng sinh là không cần thiết, thậm chí còn làm cho tình trạng kháng kháng sinh nghiêm trọng hơn và giảm hiệu quả của các loại thuốc này. Bên cạnh đó thì người bị cảm cúm nếu dùng kháng sinh còn có thể chịu những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.
Bác sĩ cũng nói thêm, hiện nay, không có thuốc kháng sinh nào được công nhận là có tác dụng chữa cảm. Một số kháng sinh được coi là có tác dụng chống virus đã có trên thị trường và có hiệu quả chống cúm nếu được dùng sớm. Vì vậy việc tiêm phòng vẫn là cách tốt nhất để tránh bị cúm.