pnvnonline@phunuvietnam.vn
Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về xét nghiệm Covid-19
- 1. Mục đích của các xét nghiệm Covid-19 là gì?
- 2. Ai cần làm xét nghiệm Covid-19?
- 3. Chi tiết về các phương pháp xét nghiệm Covid-19
- 4. Cần làm gì sau khi có kết quả xét nghiệm Covid-19?
- 5. Các địa chỉ xét nghiệm Covid-19 đã được Bộ Y tế phê duyệt
- 6. Xét nghiệm Covid-19 bao nhiêu tiền?
- 7. Xét nghiệm Covid-19 có được Bảo hiểm y tế thanh toán không?
- 9. Xét nghiệm Covid-19 ở trẻ em
1. Mục đích của các xét nghiệm Covid-19 là gì?
Như đã nói ở trên, xét nghiệm Covid-19 gồm 2 kỹ thuật phục vụ cho mục đích chẩn đoán khác nhau. Bao gồm:
- Xét nghiệm RealTime PCR hay còn gọi là xét nghiệm RT-PCR giúp chẩn đoán kiểm tra tình trạng lây nhiễm hiện tại. Hay nói cách khác kết quả xét nghiệm này sẽ cho biết bạn có đang bị nhiễm virus SARS-CoV-2 đang hoạt động hay không. Từ đó sẽ có các biện pháp cách ly, điều trị khi cho kết quả dương tính.
- Xét nghiệm kháng thể giúp kiểm tra lây nhiễm trong quá khứ hoặc có đang nhiễm bệnh hay không.
Xét nghiệm kháng thể hay còn được gọi là xét nghiệm nhanh - test nhanh Covid-19. Khi có tiền sử mắc Covid-19, hệ miễn dịch của bạn sẽ sinh ra các kháng thể giúp chống lại sự xâm nhập của virus Covid-19 trong tương lai. Tuy nhiên, không phải ngay sau khi nhiễm virus các kháng thể đã sinh ra, có thể phải mất vài tuần tới vài tháng,.. sau khi hồi phục để các kháng thể có mặt trong máu của bạn.
2. Ai cần làm xét nghiệm Covid-19?
Thông thường những người cần thực hiện xét nghiệm Covid-19 là những người đang có ít nhất một trong các yếu tố dịch tễ bao gồm:
- Triệu chứng của bệnh Covid-19: sốt, ho, tức ngực, khó thở, đau họng, viêm phổi, mất vị giác, khứu giác đột ngột,..
Đọc thêm: Các triệu chứng Covid-19 mới nhất theo CDC
- Đã từng có các tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19 hay người nghi ngờ bị nhiễm virus. Nhóm đối tượng cần xét nghiệm Covid-19 này thường là người làm cùng nhà, cùng công ty, từng đi du lịch cùng, ngồi chung các phương tiện di chuyển, trở về từ vùng dịch trong vòng 14 ngày kể từ khi nhập cảnh,...
- Bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang trong giai đoạn điều trị
- Xét nghiệm theo chỉ định của cơ quan, bác sĩ,...
3. Chi tiết về các phương pháp xét nghiệm Covid-19
Để hạn chế tình trạng dịch bệnh lây nhiễm ra công động cũng như giảm thiểu tối đa nguy cơ bị tử vong do Covid-19 thì Bộ Y tế đang áp dụng 2 phương pháp xét nghiệm Covid-19 là RT-PCR và test nhanh kháng thể.
“Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh, diễn biến lâm sàng và nguồn lực kinh tế mà chúng ta sử dụng một hay cả hai loại xét nghiệm trên cho người bệnh. Mỗi xét nghiệm điều có những ưu, nhược điểm riêng”, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết.
3.1. Xét nghiệm RT-PCR Covid-19
Xét nghiệm RT-PCR là gì?
Phương pháp xét nghiệm RT-PCR hay còn gọi là phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử, giúp kiểm tra sự hiện diện của virus Covid-19 trong cơ thể và thường được chỉ định áp dụng cho nhóm người từng phơi nhiễm trong 14 ngày hay đang điều trị Covid-19. Thông qua phát hiện vật liệu di truyền của virus Covid-19 và được đánh giá là một xét nghiệm có tính chính xác cao.
Theo CDC thì xét nghiệm RT-PCR được coi là "tiêu chuẩn vàng" giúp chẩn đoán có bị nhiễm virus Covid-19 hay không.
Quy trình thực hiện xét nghiệm RT-PCR
Bước 1: Nhân viên y tế chuẩn bị trước khi lấy mẫu
Nhân viên y tế cần mặc đồ bảo hộ, đeo găng tay, khẩu trang, kính, mũ bảo hộ, mang tấm che giọt bắn và cẩn thận trước khi lấy mẫu.
Chuẩn bị trước khi lấy mẫu. Các nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu cần đảm bảo các nguyên tắc an toàn sinh học đối với các bệnh truyền nhiễm, bao gồm:
Mặc đồ bảo hộ đúng chất lượng và đúng cách. Đeo khẩu trang N95 và mũ bảo hộ, kính bảo hộ, tấm che mặt. Mang 2 lớp găng tay y tế. Thực hiện khử khuẩn và không mang đồ bảo hộ ra khỏi khu vực lấy mẫu.
Bước 2: Lấy mẫu bệnh phẩm
Nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm theo trình tự sau:
Nếu lấy bệnh phẩm là máu: Lấy từ 3 - 5ml máu và cho vào ống chống đông EDTA
Nếu lấy dịch đường hô hấp: Sử dụng que lấy mẫu bệnh phẩm là dịch đường hô hấp trên (bao gồm: dịch họng, dịch tỵ hầu và dịch súc họng) và dịch đường hô hấp dưới (bao gồm: đờm, dịch phế nang, dịch trong nội khí quản, dịch màng phổi, trong tổ chức phổi, phế quản và phế nang).
Bước 3: Bảo quản mẫu
Để cho ra kết quả chính xác thì mẫu bệnh phẩm cần được bảo quản và chuyển tới phòng thí nghiệm đúng tiêu chuẩn.
Thông thường mẫu bệnh phẩm sẽ được bảo quản ở nhiệt độ từ 2oC - 8oC và cần đưa tới phòng thí nghiệm trong vòng 48 tiếng kể từ thời điểm lấy mẫu. Trong trường hợp cần thời gian vận chuyển mẫu trên 48 tiếng thì mẫu bệnh phẩm cần phải được bảo quản ngay lập tức ở nhiệt độ -70oC.
Bước 4: Vận chuyển mẫu bệnh phẩm tới phòng xét nghiệm.
4. Bước 4: Đóng gói và vận chuyển mẫu về phòng xét nghiệm.
Xét nghiệm RT-PCR bao lâu có kết quả?
Thường thì sau khoảng 4 - 6 tiếng thì xét nghiệm RT-PCR sẽ cho kết quả trong phòng thí nghiệm. Để có thể trả kết quả có thể sẽ cần 1 ngày.
Đọc kết quả xét nghiệm RT-PCR như thế nào?
Bộ Y tế cho biết, xét nghiệm RT-PCR có thể giúp đánh giá và phát hiện các ca nhiễm virus Covid-19 ở giai đoạn cuối của thời kì ủ bệnh (khoảng 1 - 2 ngày khi có những biểu hiện nhiễm đầu tiên) và giai đoạn toàn phát bệnh.
Phiên giải kết quả xét nghiệm RT-PCR như sau:
- Với kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính
Đối tượng có kết quả xét nghiệm dương tính nghĩa là người đang nhiễm virus Covid-19 và có nguy cơ lây lan virus cho cộng đồng.
Đọc thêm: Chuyên gia lý giải vì sao bệnh nhân Covid-19 tái dương tính rồi lại âm tính
- Với kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính
Tại thời điểm xét nghiệm, khẳng định được đối tượng không nhiễm virus SARS-CoV-2. Nếu như đối tượng có các triệu chứng tương tự như nhiễm Covid-19 thì cần tiếp tục theo dõi để chỉ định thực hiện xét nghiệm lại sau một thời gian theo quy định của Bộ Y tế.
3.2. Xét nghiệm tìm kháng thể kháng virus trong máu (test nhanh)
Xét nghiệm kháng thể Covid-19 là gì?
Xét nghiệm kháng thể (huyết thanh học) là một xét nghiệm máu giúp tìm ra các kháng thể trong máu.
Kháng thể là gì? Kháng thể là những protein đặc biệt gồm IgM và IgG mà cơ thể sản sinh ra nhằm chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật gây ra bệnh nhiễm trùng. Theo lý thuyết thì để có thể sinh ra kháng thể, cơ thể sẽ cần một thời gian nhất định rồi sau đó mới phát hiện sự tồn tại của kháng thể trong máu.
Ai được chỉ định test nhanh?
Ngày 10/5, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 3848/BYT-DP hướng dẫn các cơ sở y tế, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tự thực hiện xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên cho các đối tượng sau đây:
- Nhân viên y tế, người chăm sóc, nhân viên phục vụ (không có biểu hiện lâm sàng nghi mắc Covid-19) tại các cơ sở cách ly có người đang được cách ly;
- Bệnh nhân đang điều trị nội trú, người đến khám bệnh tại bệnh viện, cơ sở y tế (không có biểu hiện lâm sàng nghi mắc Covid-19);
- Các đối tượng thuộc diện cách ly tại nhà (F2);
- Người dân ở trong ổ dịch đã được khoanh vùng cách ly;
- Người làm việc trong các lĩnh vực thiết yếu (không có biểu hiện lâm sàng nghi mắc Covid-19), thường xuyên tiếp xúc với cộng đồng trong ổ dịch đã được khoanh vùng cách ly;
- Người làm trong lĩnh vực dịch vụ, thường xuyên tiếp xúc với cộng đồng như nhân viên quán bar, vũ trường, karaoke, khách sạn, nhà hàng, trung tâm mua sắm, lái xe…
- Cán bộ, người làm nhiệm vụ ở các cửa khẩu, đường biên, thường tiếp xúc với các đối tượng nguy cơ;
- Người làm việc trong các khu công nghiệp, cơ quan, doanh nghiệp, tổng công ty…
- Các nhóm đối tượng nguy cơ cao khác.
Các kỹ thuật xét nghiệm kháng thể Covid-19
Hiện nay trong chẩn đoán và xét nghiệm kháng Covid-19 có 2 kỹ thuật được áp dụng, bao gồm:
- Kỹ thuật ELISA
Kỹ thuật này giúp định lượng nồng độ kháng thể IgM và IgG trong máu. Thời gian để có kết quả trung bình cần từ 1 - 5 tiếng.
- Kỹ thuật sắc ký miễn dịch hay còn gọi là test nhanh Covid-19
Xét nghiệm này có ưu điểm chi phí thấp, thời gian có kết quả nhanh chỉ từ 15 - 20 phút. Thực hiện tương tự như que thử thai.
Đọc kết quả xét nghiệm kháng thể
Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm kháng thể Covid-19 như sau:
- Với kết quả xét nghiệm dương tính
Nghĩa là trong máu có kháng thể virus Covid-19. Tuy nhiên kết quả này chưa hoàn toàn khẳng định trước đây bạn đã từng nhiễm vì có thể cho dương tính giả. Vì thế nếu như có kết quả dương tính khi test nhanh Covid-19 thì đối tượng cần làm thêm xét nghiệm RT-PCR để khẳng định.
- Với kết quả xét nghiệm âm tính
Nghĩa là tính tại thời điểm lấy mẫu đối tượng không bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Nhưng kết quả này cũng có thể có tỷ lệ Âm tính giả cao.
Vì thế người làm test nhanh vẫn càn tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe và thực hiện nghiêm ngặt việc cách ly trong 14 ngày.
Test nhanh dương tính mà xét nghiệm RT-PCR âm tính có nghĩa là gì?
Trong trường hợp test nhanh cho kết quả dương tính và xét nghiệm RT-PCR âm tính thì có thể giải thích rằng, đối tượng có thể đã từng bị phơi nhiễm với nguồn virus hoặc đã từng bị nhiễm bệnh nhưng khả năng lây nhiễm cho người khác là không còn.
Test nhanh âm tính mà xét nghiệm RT-PCR dương tính có nghĩa là gì?
Nếu xét nghiệm nhanh âm tính mà xét nghiệm RT-PCR cho kết quả dương tính, thì có khả năng đối tượng mới bị nhiễm virus Covid-19 trong khoảng vài ngày (dưới 7 ngày). Lúc này kháng thể chưa kịp hình thành trong máu.
Đọc thêm: 12 điều chắc chắn cần biết trước khi tiêm vaccine Covid-19
4. Cần làm gì sau khi có kết quả xét nghiệm Covid-19?
Tùy vào kết quả xét nghiệm Covid-19 là dương tính hay âm tính mà cán bộ y tế sẽ tiến hành phân loại và có những khuyến nghị khác nhau sai khi xét nghiệm xong.
- Kết quả dương tính
Cần ngay lập tức cách ly
Khai báo y tế bao gồm lịch trình di chuyển, tiếp xúc trong vòng 14 ngày trước khi có kết quả xét nghiệm dương tính
Thực hiện các yêu cầu khác trong phòng dịch lây nhiễm ra cộng đồng và tiếp nhận điều trị.
- Kết quả âm tính
Tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 14 ngày, tự cách ly
Khi phát hiện có những triệu chứng bất thường như ho, sốt, khó thở, tức ngực,... cần nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để xếp lịch xét nghiệm lại.
5. Các địa chỉ xét nghiệm Covid-19 đã được Bộ Y tế phê duyệt
Ngày 4/5, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tính đến ngày 29/4, trên toàn quốc đã có 123 đơn vị được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm khẳng định COVID-19.
Cụ thể:
MIỀN BẮC: 59 ĐƠN VỊ
1. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
2. Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
3. Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế
4. Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
5. Trường Đại học Y tế công cộng
6. Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội
7. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh
8. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang
9. Trung tâm y tế dự phòng Hải Phòng
10. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa
11. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
12. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái
13. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai
14. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương
15. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên
16. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An
17. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng
18. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình
19. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên
20. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình
21. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh
22. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nam Định
23. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hưng Yên
24. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam
25. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn
26. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
27. Bệnh viện Nhi Trung ương
28. Bệnh viện Bạch Mai
29. Bệnh viện Phổi Trung ương
30. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
31. Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội
32. Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí
33. Bệnh viện K
34. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
35. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình
36. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
37. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La
38. Bệnh viện Thanh Nhàn
39. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
40. Bệnh viện Medlatec
41. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times city
42. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc
43. Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
44. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn
45. Bệnh viện Bưu điện
46. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Hải Dương
47. Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng
48. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng
49. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long
50. Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ (Hà Nội)
51. Phòng khám Đa khoa 182 – Lương Thế Vinh
52. Bệnh viện Quân y 103
53. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
54. Bệnh viện Quân y 110
55. Viện Y học dự phòng Quân đội
56. Trung tâm chẩn đoán Thú y trung ương
57. Chi cục Thú y vùng II
58. Chi Cục Thú y vùng III
59. Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga
MIỀN TRUNG: 15 ĐƠN VỊ
1. Viện Pasteur Nha Trang.
2. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng
3. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận
4. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận
5. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam
6. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa
7. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình
8. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế
9. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam
10. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi
11. Bệnh viện C Đà Nẵng
12. Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng
13. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang
14. Trung tâm Chẩn đoán y khoa kỹ thuật cao Thiện Nhân
15. Bệnh viện 199 – Bộ Công an
TÂY NGUYÊN: 04 ĐƠN VỊ
1. Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên
2. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai
3. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum
4. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắc Nông
MIỀN NAM: 45 ĐƠN VỊ
1. Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh
2. Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh
3. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cần Thơ
4. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang
5. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai
6. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tây Ninh
7. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng
8. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
9. Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh
10. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hậu Giang
11. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu
12. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau
13. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước
14. Trung tâm Y tế Phú Quốc
15. Bệnh viện Chợ Rẫy
16. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
17. Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM
18. Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh thuộc Trường Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
19. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh
20. Bệnh viện Nhi Đồng 1
21. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai
22. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai
23. Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
24. Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh
25. Bệnh viện FV– TP. Hồ Chí Minh
26. Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang
27. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An
28. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng
29. Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ
30. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu
31. Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu
32. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
33. Bệnh viện Nhân dân 115
34. Bệnh viện Quận Thủ Đức
35. Bệnh viện Gia An 115
36. Bệnh viện Quận 2
37. Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học
38. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
39. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc
40. Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn
41. Bệnh viện Quân y 175
42. Chi cục Thú y vùng VI
43. Chi cục Thú y vùng VII
44. Trung tâm Y tế dự phòng Quân đội phía Nam.
6. Xét nghiệm Covid-19 bao nhiêu tiền?
Hiện nay, theo quy định của Bộ Y tế thì giá dịch vụ khám, chữa bệnh Bảo Hiểm Y Tế (BHYT) cho dịch vụ xét nghiệm Covid-19 được phân loại như sau:
- Xét nghiệm vi khuẩn/virus/vi nấm/ký sinh trùng Real-time PCR đối với trường hợp xét nghiệm bằng phương pháp Real time PCR: tối đa 734.000 đồng/1 mẫu xét nghiệm.
- Xét nghiệm vi khuẩn/virus/vi nấm/ký sinh trùng test nhanh đối với trường hợp thực hiện test nhanh tối đa 238.000 đồng/1 mẫu xét nghiệm.
7. Xét nghiệm Covid-19 có được Bảo hiểm y tế thanh toán không?
Ngày 16/06/2021 Bộ Y tế đã ban hành Công văn 4356/BYT-KHTC hướng dẫn mức giá thanh toán chi phí thực hiện xét nghiệm COVID-19.
Theo đó, Bộ Y tế hướng dẫn mức giá thanh toán BHYT đối với xét nghiệm Covid-19 như sau:
- Thanh toán theo mức giá dịch vụ số 1735: xét nghiệm vi khuẩn/virus/vi nấm/ký sinh trùng Real-time PCR quy định tại phụ lục kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BYT là 734.000 đồng/1 mẫu xét nghiệm.
- Đối với mẫu đơn: Tiếp tục áp dụng mức giá dịch vụ số 1735 là 734.000 đồng/1 mẫu xét nghiệm. Trường hợp đơn vị lấy mẫu phải gửi mẫu xét nghiệm cho đơn vị khác thực hiện, Bộ Y tế đề xuất tạm tính và đề nghị thanh toán BHYT theo cơ cấu như sau:
Mức giá dịch vụ lấy và bảo quản bệnh phẩm: 117.800 đồng/ mẫu.
Mức giá thực hiện xét nghiệm: 616.200 đồng/ mẫu.
- Đối với mẫu gộp, Bộ Y tế tạm thời hướng dẫn như sau:
Mức giá lấy và bảo quản bệnh phẩm: 100. 000 đồng/mẫu.
Mức giá việc thực hiện xét nghiệm bằng 634.000 đồng/mẫu chia (:) cho số lần mẫu gộp. Trường hợp gộp mẫu nếu phát hiện dương tính, phải tiếp tục thực hiện các xét nghiệm mẫu đơn thì chi phí thực hiện xét nghiệm được tính tiếp theo trường hợp mẫu đơn.
Đối với đối tượng không thanh toán BHYT khi xét nghiệm Covid-19:
- Trường hợp mẫu đơn: Mức giá tối đa của dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR từ bệnh phẩm dịch hầu họng (áp dụng cho mẫu đơn) là 734.000 đồng/mẫu xét nghiệm; trong đó:
Mức giá dịch vụ lấy và bảo quản bệnh phẩm: tối đa 117.800 đồng/mẫu
Mức giá thực hiện xét nghệm: tối đa 616.200 đồng/mẫu.
- Trường hợp gộp mẫu: Trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định mức giá cụ thể của dịch vụ 1735 nêu trên có định mức kinh tế kỹ thuật thì xác định chi phí lấy mẫu, chi phí xét nghiệm theo định mức; trường hợp không có định mức thì xác định chi phí lấy mẫu và chi phí xét nghiệm tương đương với tỷ lệ cơ cấu chi phí nêu trên.
Trường hợp không có quyết định phê duyệt định mức kinh tế kỹ thuật, Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời chi phí thực hiện xét nghiệm như sau:
Mức giá tối đa lấy và bảo quản bệnh phẩm: 100.000 đồng/mẫu;
Mức giá tối đa của việc thực hiện xét nghiệm: 634.000 đồng: số mẫu gộp.
8. Xét nghiệm Covid-19 có được ăn sáng không?
Đối với một số trường hợp cần lấy mẫu máu làm mẫu bệnh phẩm, nhân viên y tế có thể yêu cầu đối tượng chuẩn bị xét nghiệm Covid-19 nhịn ăn trong thời gian ít nhất từ 4 - 6 tiếng trước khi lấy mẫu; hoặc yêu cầu không ăn sáng sau khi thức dậy.
Nguyên nhân được giải thích là do: Sau khi ăn, các chất dinh dưỡng từ đồ ăn sẽ được chuyển hóa thành đường glucose. Theo chu trình thì ruột thì hấp thụ sau đó chuyển đổi thành dạng năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.
Lúc này, lượng mỡ máu hoặc đường huyết có thể tăng cao và ảnh hưởng tới tính chính xác của kết quả xét nghiệm Covid-19.
9. Xét nghiệm Covid-19 ở trẻ em
Việc xét nghiệm Covid-19 ở trẻ em đôi khi sẽ gặp một số khó khăn do quy trình lấy mẫu gây đau hoặc thời gian chờ đời dài khiến trẻ mệt mỏi. Cha mẹ có thể tham khảo một số mẹo sau đây:
- Nói chuyện với trẻ, giúp trẻ hiểu được khi xét nghiệm trẻ cần phải làm gì
- Trong khi lấy mẫu, hãy giữ trẻ ở một tư thế thoải mái, không chèn ép gò bó vì trẻ có thể sẽ phản kháng lại và quá trình lấy mẫu có thể gặp khó khăn, đặc biệt là khi sử dụng que test. Tốt nhất, nên để trẻ ngồi trên đùi cha mẹ, áp một bên mặt trẻ vào ngực người lớn hoặc ôm trẻ từ phía sau và trò chuyện trấn an, đánh lạc hướng,...
Nếu lấy mẫu dịch từ đường hô hấp trên, dưới thì phần đầu của trẻ cần được giữ ổn định.
- Sau khi lấy mẫu xong, hãy khen ngợi trẻ, vỗ về để tinh thần trẻ thoải mái trở lại.
Theo: CDC, The Conversation, FDA