Tổng hợp câu hỏi thường gặp về bệnh thủy đậu mà hầu hết mọi người thắc mắc

HT
28/12/2020 - 15:00
Tổng hợp câu hỏi thường gặp về bệnh thủy đậu mà hầu hết mọi người thắc mắc
Bệnh thuỷ đậu có khả năng lây nhiễm cao và thường bùng phát vào mùa xuân. Mặc dù không xuất hiện các triệu chứng nặng như bệnh dễ gây ra nhiễm trùng da thậm chí là nhiễm trùng huyết. Dưới đây là tổng hợp những câu hỏi thường gặp về bệnh thuỷ đậu.

Nhận biết thủy đậu như thế nào? Thủy đậu lây truyền qua những con đường nào? Người bị bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi?... là những câu hỏi thường gặp về bệnh lý này. Dưới đây là tổng hợp giải đáp các thông tin liên quan đến căn bệnh này giúp bạn có thể hiểu đúng bệnh và điều trị bệnh đúng cách.

1. Bệnh thủy đậu là gì?

Thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường xuất hiện vào mùa xuân, do virus Varicella. Đây là một căn bệnh lành tính, không có các triệu chứng đặc biệt nguy hiểm ngoại trừ mọc mụn nước. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và hình thành dịch khi gặp điều kiện thuận lợi.

Bệnh thủy đậu có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Thủy đậu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm da, viêm màng não, nhiễm trùng huyết... nếu không được điều trị đúng cách.

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ gặp nguy hiểm khi bị thủy đậu. Bởi căn bệnh này có thể lây truyền từ mẹ sang con.

Bệnh thủy đậu: Tổng hợp những câu hỏi thường gặp - Ảnh 1.

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu cao - Ảnh: Internet

2. Làm thế nào để nhận biết bệnh thủy đậu?

Đây là một trong những câu hỏi thường gặp liên quan đến dấu hiệu của bệnh. Thông thường bạn có thể nhận biết bệnh thủy đậu dựa vào các đặc điểm như:

Nhận biết bệnh thủy đậu dựa vào một số đặc điểm như bệnh khởi phát đột ngột, sốt nhẹ. Sau đó xuất hiện ban phỏng nước, không có mủ (nếu không bị nhiễm khuẩn). Ban mọc không tuần tự nên trên một vùng da ban mọc thành nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng từ 3 - 4 ngày.

3. Các dấu hiệu bệnh thường gặp của bệnh thủy đậu là gì?

Người bị bệnh thủy đậu thường có triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, đau đầu. Sau khi nhiễm bệnh sau 24 - 48 giờ các phỏng nước sẽ xuất hiện trên da. Nốt phỏng có viền da màu hồng, chứa dịch trong. Sau 24 giờ các nốt phỏng sẽ đục dần.

Phòng nước xuất hiện đầu tiên ở mặt, ngực, lưng, sau đó lan rộng ra toàn thân. Nốt phỏng sẽ đóng vảy sau 1 tuần và không để lại sẹo trong trường hợp không bị bội nhiễm.

Bệnh thủy đậu: Tổng hợp những câu hỏi thường gặp - Ảnh 2.

Nổi mụn nước là dấu hiệu thường gặp của bệnh thủy đậu - Ảnh: Internet

4. Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không?

Mặc dù thủy đậu có khả năng lây lan nhanh nhưng diễn tiến thường lành tính. Bệnh chỉ nguy hiểm khi không được điều trị kịp thời dẫn đến những biến chứng như nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu hay viêm màng não.

Phụ nữ mang thai thời kỳ đầu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ gặp nguy hiểm khi bị thủy đậu. Bệnh thủy đậu có thể gây ra dị dạng bào thai hoặc trẻ bị tử vong, nếu người mẹ bị bệnh trước khi sinh một tuần lễ.

5. Thủy đậu lây truyền qua những con đường nào?

Đây là một trong những câu hỏi thường gặp và được quan tâm nhiều nhất khi bị thủy đậu. Virus thủy đậu chỉ ký sinh duy nhất trên cơ thể người.

Bệnh thủy đậu lây lan qua đường hô hấp, dịch mủ từ mụn nước của người bệnh. Khi tiếp xúc trực tiếp với nốt phỏng thủy đậu. Lây lan gián tiếp qua chăn màn, giường, chiếu, đồ dùng sinh hoạt của người bệnh. Thủy đậu có thể lây lan trong vòng 24 - 48 giờ trước khi có triệu chứng bệnh.

6. Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao?

Đối tượng dễ mắc thủy đậu là những người chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh. Những người chưa bao giờ bị thủy đậu và trẻ em dưới 15 tuổi.

Thông thường các trường hợp đã từng mắc bệnh thủy đậu sẽ miễn dịch suốt đời, không bao giờ tái phát.

Thuỷ đậu xảy ra quanh năm, tuy nhiên dễ bùng phát thành dịch vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Khu vực đông dân như nhà trẻ, trường học, doanh trại quân đội... là những khu vực dễ xảy ra dịch.

Tổng hợp câu hỏi thường gặp về bệnh thủy đậu mà hầu hết mọi người thắc mắc - Ảnh 4.

Thủy đậu dễ mắc ở phụ nữ mang thai và có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé - Ảnh Internet

7. Bệnh thủy đậu có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nào?

Biến chứng bệnh thủy đậu cũng là một trong những câu hỏi thường gặp. Mặc dù là một bệnh nhẹ nhưng nếu không được chăm sóc chu đáo và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như: Nhiễm trùng da tại các nốt phỏng, viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm não,... vô cùng nguy hiểm.

Bên cạnh các biến chứng trên, virus gây bệnh còn có thể tái hoạt hóa gây ra bệnh zona thần kinh. Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người cao tuổi, bị suy yếu hệ miễn dịch... là những đối tượng có nguy cơ cao với biến chứng.

=>> Đọc thêm kiến thức về biến chứng nguy hiểm của thủy đậu qua bài viết: Thủy đậu ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không? Có hay không biến chứng với thai nhi?

8. Bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi?

Tuỳ vào thể trạng của người bệnh và thời kỳ phát triển, thủy đậu có thể kéo dài từ 1 - 3 tuần. Từ khi xuất hiện triệu chứng đến toàn phát và khỏi bệnh thường kéo dài khoảng 7 - 10 ngày. Tuy nhiên với người có hệ miễn dịch yếu bệnh có thể kéo dài đến 14 ngày.

9. Điều trị bệnh thủy đậu như thế nào?

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh thủy đậu. Tuy theo thời gian phát hiện bệnh các bác sĩ sẽ có liệu pháp điều trị phù hợp.

Tiến hành điều trị các triệu chứng như chống nhiễm khuẩn, hạ sốt, an thần... Chống ngứa, đề phòng bệnh nhân cào, gãi. Chấm dung dịch xanh metylen cho các nốt phỏng. Nên cắt móng tay, rửa tay sạch sẽ, không chạm vào nốt phỏng để tránh nhiễm trùng.

Điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ trong vòng 24 giờ đầu từ khi xuất hiện nốt đậu. Điều này giúp bệnh khỏi nhanh hơn và hạn chế nguy cơ biến chứng.

Bệnh thủy đậu: Tổng hợp những câu hỏi thường gặp - Ảnh 3.

Tiêm phòng là cách phòng tránh bệnh thủy đậu hữu hiệu nhất - Ảnh: Internet

10. Chăm sóc bệnh nhân thủy đậu bằng cách nào?

Đây là câu hỏi thường gặp khi chăm sóc người bệnh. Để hạn chế lây truyền khi có dấu hiệu thủy đậu, bệnh nhân cần được cách ly tại nhà đến lúc khỏi hẳn.

- Bổ sung vitamin C, nhỏ mũi hàng ngày để làm sạch đường thở.

- Mặc quần áo vải mềm, dễ thấm hút, khô thoáng.

- Đảm bảo vệ sinh da cho người bệnh để tránh xảy ra biến chứng.

- Cắt móng tay, rửa sạch tay bằng xà phòng sát khuẩn, không chạm vào các nốt phỏng.

- Giặt quần áo, khăn mặt bằng xà phòng, phơi nắng và là ủi bằng nhiệt độ cao trước khi sử dụng.

- Phụ nữ mang thai không được thăm nom, chăm sóc người bệnh.

- Không làm vỡ các nốt phỏng nước, chà rửa nhẹ nhàng khi tắm. Nếu phỏng nước bị vỡ cần bôi xanh Methylene để sát khuẩn.

- Chú ý vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước sát khuẩn để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm.

Trong trường hợp bệnh nhân kén ăn hoặc không ăn được cần đưa ngay đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

11. Làm thế nào để phòng tránh thủy đậu?

Người bị bệnh thủy đậu cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho người bệnh.

Cách phòng tránh tốt nhất là tiêm vaccine thủy đậu cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó khi có dấu hiệu bệnh phải được cách ly đến khi khỏi hoàn toàn.

Hạn chế tiếp xúc với người khác, sử dụng các biện pháp bảo vệ ở chỗ đông người như đeo khẩu trang. Tiến hành khử khuẩn đồ dùng cá nhân hàng ngày để hạn chế nguy cơ bị lây nhiễm.

Tổng hợp câu hỏi thường gặp về bệnh thủy đậu mà hầu hết mọi người thắc mắc - Ảnh 6.

Sử dụng các biện pháp bảo vệ ở chỗ đông người như đeo khẩu trang để phòng tránh thủy đậu - Ảnh Internet

12. Người bị thủy đậu cần lưu ý điều gì?

Một câu hỏi thường gặp là những điều cần lưu ý khi mắc bệnh thủy đậu. Để hạn chế nguy cơ biến chứng bạn cần thực hiện những điều dưới đây.

- Tránh làm vỡ các nốt phỏng vì có thể gây bội nhiễm, để lại sẹo sau khi khỏi bệnh.

- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là điều quan trọng nhất, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

- Không sử dụng Asprin cho người bệnh vì có thể gây hội chứng Reye.

- Khi phỏng nước bị vỡ hoặc có dấu hiệu bất thường cần đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

- Người bệnh cần uống nhiều nước, bổ sung nước ép trái cây giàu vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch. Ăn nhiều rau xanh, bổ sung thực phẩm giàu kẽm, magie, canxi giúp bệnh mau lành.

- Trong trường hợp bị mọc mụn nước ở miệng cần ăn thức ăn mềm, nhạt, lỏng để bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Trên đây là một số câu hỏi thường gặp khi mắc bệnh thủy đậu. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ biết cách phòng và điều trị đúng. Chúc bạn luôn khỏe mạnh khi mùa dịch đang đến gần.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm