pnvnonline@phunuvietnam.vn
Tổng hợp những kiến thức cần biết về căn bệnh Cystic fibrosis
Cystic fibrosis là gì? Bệnh cystic fibrosis có nguy hiểm không? Nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh cystic fibrosis là gì? Mọi câu hỏi của bạn sẽ được giải đáp thỏa đáng trong bài viết dưới đây!
1. Cystic fibrosis là gì?
Cystic fibrosis là gì và thuật ngữ cystic fibrosis có nghĩa là gì?
Cystic fibrosis là thuật ngữ tiếng Anh chỉ căn bệnh xơ nang. Đây là bệnh gây ra do trẻ nhận các gen bất thường gây bệnh có nguồn gốc từ ba mẹ.
2. Tác hại của bệnh cystic fibrosis
Đó là bệnh sẽ có ảnh hưởng kéo dài suốt cuộc đời bệnh nhân. Bệnh có ảnh hưởng xấu trên diện rộng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể.
3. Hệ quả của bệnh cystic fibrosis nguy hiểm như thế nào?
Căn bệnh cystic fibrosis cũng là nguyên nhân gây nên những vấn đề nghiêm trọng. Thường là những vấn đề liên quan đến chu trình tiêu hóa và hô hấp của người bệnh.
Bệnh cystic fibrosis không gây tác động xấu đến ngoại hình và trí tuệ của bệnh nhân. Vì vậy mà bất chấp các vấn đề về thể chất, nhiều bệnh nhân xơ nang vẫn có thể học tập và làm việc, trải qua cuộc sống như một người bình thường.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận việc căn bệnh cystic fibrosis này gây ra những ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của bệnh nhân. Những vấn đề sức khỏe do bệnh cystic fibrosis thậm chí sẽ rút ngắn thời gian sống của bệnh nhân.
4. Nguyên nhân gây bệnh cystic fibrosis
Được biết bệnh cystic fibrosis là căn bệnh di truyền trên gen lặn. Nghĩa là trẻ mắc bệnh này sẽ có cả ba lẫn mẹ mang trên người gen bệnh. Đồng thời trẻ nhận được cả hai gen bệnh này từ cả ba và mẹ.
Vì vậy, nếu một người chỉ mang một gen lặn gây bệnh thì họ cũng sẽ không bị bệnh xơ nang. Người này chỉ có thể được coi là người mang bệnh và không có các biểu hiện của bệnh. Người mang bệnh xơ nang nếu có con thì tỉ lệ đứa trẻ mắc bệnh xơ nang sẽ là 25%.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cystic fibrosis là gì?
- Nhiều thống kê cho thấy bệnh cystic fibrosis xảy ra ở người da trắng nhiều hơn các chủng tộc khác.
- Nguy cơ mắc bệnh cystic fibrosis tăng lên nếu gia đình đã từng có người mắc bệnh.
5. Phương pháp chẩn đoán bệnh cystic fibrosis
Người ta có thế chẩn đoán bệnh cystic fibrosis trước sinh bằng những phương pháp xét nghiệm:
- Xét nghiệm dịch ối: Phương pháp này sẽ được thực hiện khá muộn, vào tầm khi thai kỳ đang ở tuần 15 đến 20;
- Xét nghiệm mẫu gai nhau: Phương pháp này có thể được thực hiện sau khi bào thai đạt 9 tuần tuổi;
6. Triệu chứng của người mắc bệnh cystic fibrosis
Người mắc bệnh cystic fibrosis sẽ có nhiều triệu chứng thể hiện khác nhau. Các triệu chứng này sẽ biểu hiện tùy theo thể và mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Hầu hết các trường hợp bệnh nhân bị xơ nang đều tiết ra một chất dịch nhầy trong cơ thể. Chất dịch nhầy này có tính kết dính và nhầy nên sẽ thường tích tụ trong cơ thể người bệnh.
Sự tích tụ dịch nhầy này sẽ gây những tác động xấu đến phổi. Bởi nó có thể cản trở hoạt động của phôi, gây hiện tượng khó thở cho bệnh nhân. Nặng hơn sẽ gây nên tình trạng nhiễm khuẩn ở phổi người bệnh.
Mặt khác, sự tích tụ dịch nhầy cũng có ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Điều này là do nó sẽ gây nên hiện tượng khó phân hủy và hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn.
Một đặc điểm nữa của bệnh xơ nang là hầu hết nam giới mắc phải bệnh này đều dẫn đến vô sinh.
7. Phương pháp chữa bệnh xơ nang
Bệnh xơ nang không có cách điều trị giúp chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, theo sự phát triển của khoa học và công nghệ đã tạo ra nhiều phương pháp tiến bộ. Những phương pháp điều trị này phần nào cũng mang đến triển vọng cho các bệnh nhân xơ nang.
Hầu hết những bệnh nhân xơ nang sẽ cần được làm sạch chất nhầy ở phổi mỗi ngày. Đây là một phương pháp vật lý trí liệu và mất thời gian khoảng 30 phút để thực hiện. Phương pháp này không đòi hỏi kiến thức và kỹ thuật quá cao. Vậy nên gia đình của bệnh nhân đều có thể thực hiện được.