pnvnonline@phunuvietnam.vn
Top 6 bài tập Yoga trị viêm xoang hiệu quả tại nhà ai cũng nên biết
Theo các nghiên cứu, Yoga là bộ môn có khả năng cải thiện các triệu chứng viêm xoang rất hiệu quả. Tất cả là nhờ Yoga có khả năng kết hợp kiểm soát hơi thở và chuyển động dẻo dai của cơ thể. Phương pháp tập luyện này không chỉ giúp người bệnh thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng mà còn điều hòa khí huyết, loại bỏ độc tố có hại và nâng cao hệ miễn dịch.
Sở dĩ Yoga có thể trị viêm xoang được là nhờ khả năng tác động lên toàn bộ tuyến nội tiết trong cơ thể, thúc đẩy hoạt động của gan và thận cũng như cải thiện hệ tuần hoàn máu. Khi các cơ quan này hoạt động một cách hiệu quả thì cơ thể cũng được thanh lọc, đường hô hấp được làm sạch.
Chính vì vậy, các bài tập Yoga có thể làm giảm các triệu chứng như đau đầu, ho, thở khò khè và nghẹt mũi ở bệnh nhân viêm xoang. Dưới đây là 6 bài tập Yoga trị viêm xoang hiệu quả mà bệnh nhân nên biết.
1. Bài tập Yoga trị viêm xoang với tư thế quả núi (Tadasana)
Đây là bài tập trị viêm xoang hiệu quả đầu tiên và là nền tảng của các tư thế khác bởi nó tạo sự linh hoạt, uyển chuyển của các cơ quan trên cơ thể.
Các bước thực hiện:
- Hai chân khép lại, đứng thẳng lưng, trọng lượng cơ thể không đặt vào đầu mũi chân hay gót chân mà phải phân bố đều trên cả bàn chân.
- Hóp mông, hóp bụng, ngực ưỡn, cơ đùi kéo căng, từ từ đưa tay lên trên và đầu hơi ngửa ra đằng sau.
- Khi tay đưa lên thì hít thở sâu, khi hạ tay xuống thì thở ra, lặp lại động tác này khoảng 5 lần.
2. Tư thể đứng gập trước (Uttanasana)
Tác dụng của bài tập này trong việc điều trị viêm xoang là nó có khả năng cải thiện tuần hoàn máu, giúp máu ở mũi xoang lưu thông tốt, giảm phù nề, sung huyết mũi để các chất dịch được đào thải một cách dễ dàng hơn.
Các bước thực hiện:
- Người đứng thẳng, hai tay thả lỏng ở bên hông và hít thật sâu.
- Bắt đầu thở ra nhẹ nhàng và cúi gập người về phía trước, cố gắng ép vai càng sát vào chân càng tốt, sao cho đầu và ngực chạm được vào chân như trên hình.
- Giữ tư thế này trong khoảng 15 – 30 giây, sau đó kết thúc tư thế này bằng cách hít vào và thở ra, từ từ đứng thẳng lên.
3. Tư thế ngồi gập người (Paschimottanasana)
Tư thế này giúp trị viêm xoang bởi nó cải thiện chức năng của hệ hô hấp và các cơ quan vùng bụng, lưng, đùi, thư giãn tâm trí và giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
Các bước tiến hành:
- Ngồi thẳng lưng, hai vai và hai tay để thả lỏng.
- Từ từ hít vào và vươn người ra phía trước, hai tay nắm hai lòng bàn chân.
- Cố gắng kéo dãn lưng gập về phía trước sau cho đầu chạm vào gối như hình.
- Cuối cùng, Từ từ thở ra và trở lại tư thế ban đầu, người thả lỏng.
4. Tư thế con cá (Matsyasana)
Tư thế này giúp người bệnh điều hòa hơi thở và giúp chất dịch trong mũi xoang lưu thông tốt hơn. Tuy nhiên, người bị chấn thương cổ không nên tập tư thế này.
Cách thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng, hai chân khép chặt với nhau, lòng bàn tay đặt song song với mặt sàn.
- Sau đó, đan chéo hai chân lại với nhau và từ từ nằm xuống sàn, chân giữ nguyên với tư thế đùi và đầu gối ở trên sàn.
- Tiếp theo, nâng phần ngực lên cao hơn còn đỉnh đầu thì hướng xuống dưới, đỉnh đầu chạm sàn.Kết thúc tư thế bằng cách nâng đầu lên trước rồi mới hạ ngực xuống, chân tay thư giãn thoải mái.
5. Tư thế cây cầu (Setu Bandhasana)
Tư thế này có tác dụng trong điều trị viêm xoang vì nó có lợi cho hệ hô hấp nhờ mở rộng phổi đồng thời giải tỏa căng thẳng, chống trầm cảm cho người bệnh. Tuy nhiên, bài tập này không áp dụng cho người bị chấn thương cổ, lưng, vai và đau đầu gối.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa xuống sàn, hai tay thả lỏng và đặt cạnh hai bên hông đùi.
- Từ từ nâng đầu gối lên sao cho vuông góc với mặt sàn, hông và ngực nâng lên, cổ vẫn chạm sàn.
- Bàn chân nhấn xuống sàn để giữ vững và giữ khoảng cách rộng bằng vai.
- Hai tay đan vào nhau và đặt thẳng dưới hông, nếu tập lâu rồi có thể cố gắng nắm lấy cổ chân. Lưu ý, bạn phải cảm nhận được sự căng của lưng, cổ, ngực thì mới đạt được tư thế đúng.
6. Tư thế rắn hổ mang (Bhuijangasana)
Tư thế này có tác dụng cải thiện hệ hô hấp nhờ tác động vào phổi, điều hòa hơi thở giúp người bệnh dễ thở hơn. Lưu ý, bài tập này không áp dụng cho phụ nữ có thai, chấn thương lưng, hội chứng ống cổ tay, nhức đầu, người phẫu thuật bụng trong thời gian gần, người bị thoát vị đĩa đệm
Các bước tiến hành:
- Đầu tiên, nằm úp người song song với mặt sàn, chân khép lại và tay thả lỏng đặt hai bên hông.
- Sau đó, từ từ đưa tay về phía trước, chống lòng bàn tay xuống mặt sàn và nâng cao người lên cao, cổ ngửa ra đằng sau và hít thật sâu, cơ bụng và đùi phải siết thật chặt lại.
- Kết thúc tư thế bằng cách thở ra và thả lỏng cơ thể về trạng thái thư giãn như ban đầu.
Yoga là sự phối hợp của hơi thở và các chuyển động của cơ thể. Trong quá trình tập luyện, người bệnh cần hít vào - thở ra đúng cách và đúng nhịp. Có như vậy cơ thể mới được điều hòa, thải độc hiệu quả và Yoga mới có tác dụng trong việc điều trị viêm xoang.
Một lưu ý khác mà các bệnh nhân cần biết đó là thời điểm lý tưởng để tập Yoga trị viêm xoang là vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy bởi đây là thời điểm mũi khó chịu nhất do dịch nhầy ứ đọng lại sau cả một đêm. Mỗi ngày người bệnh chỉ cần tập từ 15 – 20 phút, phối hợp nhiều động tác với nhau giúp đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị bệnh.