pnvnonline@phunuvietnam.vn
Trả lời cho 7 câu hỏi thường gặp về bệnh sởi
- 1. Bệnh sởi lây truyền qua đường nào?
- 2. Những trường hợp nào có nguy cơ mắc bệnh sởi cao nhất?
- 3. Những biểu hiện của bệnh sởi như thế nào?
- 4. Làm thế nào để phòng bệnh sởi hiệu quả?
- 5. Tiêm vaccine sởi có phải là cách phòng bệnh hoàn toàn không?
- 6. Người từng mắc bệnh sởi có nên tiêm vaccine lần 2 không?
- 7. Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe?
Theo như đó, bệnh sởi gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là câu trả lời cho những thắc mắc thường gặp về bệnh sởi nhằm giúp bạn có những thông tin cần thiết nhất để phòng tránh và điều trị bệnh phù hợp.
1. Bệnh sởi lây truyền qua đường nào?
Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp do hắt hơi, ho, tiếp xúc gần với những người bị nhiễm bệnh hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm thường sẽ xảy ra từ 4 ngày trước đến sau 4 ngày phát ban.
Vì bệnh sởi do virus gây ra nên rất dễ lây lan mạnh trên diện rộng và xuất hiện dịch lớn. Thông thường một người mắc bệnh sởi có thể gây lây nhiễm bệnh cho khoảng 20 người khác. Vì là một bệnh rất dễ lây, những người chưa từng tiêm vaccine sởi hoặc chưa từng mắc bệnh này trước đó sẽ có khả năng mắc bệnh rất cao nếu tiếp xúc với những người bị bệnh.
2. Những trường hợp nào có nguy cơ mắc bệnh sởi cao nhất?
Trong những câu hỏi thường gặp về bệnh sởi, chắc chắn thắc mắc ai có nguy cơ mắc bệnh sởi là không thể bỏ qua. Đối với bệnh sởi, tất cả những người chưa có miễn dịch với bệnh này đều có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Cụ thể tại Việt Nam, nhóm người có nguy cơ mắc bệnh sởi cao nhất đó là:
- Trẻ nhỏ không có miễn dịch và chưa được tiêm vaccine
- Trẻ nhỏ đã tiêm vaccine nhưng chưa đáp ứng đủ cho hệ miễn dịch vẫn có nguy cơ mắc bệnh
- Người lớn chưa từng mắc bệnh sởi hoặc chưa được tiêm vaccine trước đây
3. Những biểu hiện của bệnh sởi như thế nào?
Khi bị mắc sởi, người bệnh sẽ có những biểu hiện như sốt cao, hắt hơi, ho, phát ban... Ban sẽ mọc từ đầu đến cổ, thân mình sau đó tiếp tục đến tay chân. Trong quá trình mắc bệnh do sức đề kháng của cơ thể giảm nên bệnh nhân dễ mắc phải những biến chứng như viêm tai, tiêu chảy, viêm phổi... Ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
Với những trường hợp phát hiện sốt và phát ban cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn kịp thời. Tránh lây lan và làm bệnh nặng hơn.
4. Làm thế nào để phòng bệnh sởi hiệu quả?
Để phòng bệnh sởi hiệu quả thì tiêm vaccine sởi là biện pháp tốt nhất. Vaccine sởi sẽ giúp bạn chủ động phòng bệnh.
Khi phát hiện ca mắc sởi cần cách ly bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc với những người không mắc bệnh.
Tẩy trùng, làm sạch nơi ở, làm việc.
Hạn chế tập trung nơi đông người khi có dịch bệnh sởi.
Sử dụng những biện pháp bảo vệ cá nhân như: sử dụng khẩu trang, hóa chất sát trùng... để bảo vệ mình và người thân xung quanh.
Tìm hiểu thêm: Phương pháp phòng bệnh sởi trong mùa dịch.
5. Tiêm vaccine sởi có phải là cách phòng bệnh hoàn toàn không?
Giống với những loại vaccine khác, việc tiêm vaccine sởi không thể phòng bệnh 100%. Do vậy bạn cần thực hiện những cách phòng bệnh sởi được nêu ở phía trên.
Tuy nhiên, việc tiêm vaccine còn tùy thuộc vào độ tuổi tiêm chủng, loại vaccine và đặc điểm miễn dịch cũng như tình trạng sức khoẻ của mỗi người.
Chất lượng vaccine và kỹ thuật thực hành tiêm chủng cũng ảnh hưởng đến cách phòng bệnh sởi.
6. Người từng mắc bệnh sởi có nên tiêm vaccine lần 2 không?
Với những trường hợp đã được xét nghiệm huyết thanh tim IgM kháng sởi. Những trường hợp có kế quả dương tính không cần tiêm vaccine sởi lần 2.
Tuy nhiên đối với những trường hợp trước đây từng nghi ngờ mắc bệnh sởi nhưng không được chuẩn đoán chính xác, cần thực hiện tiêm sởi để đảm bảo không bị mắc bệnh.
7. Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe?
Là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nên sởi có thể gây thành dịch và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Trên thế giới, năm 2010 có khoảng 139.000 ca tử vong do bệnh sởi gây nên. Tại Việt Nam, sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến mặc dù tỷ lệ mắc bệnh hiện đã giảm mạnh so với trước khi triển khai tiêm phòng vaccine.
Người mắc bệnh sởi có thể bị tiêu chảy cấp, mù lòa, viêm não,... hoặc thậm chí có thể dẫn đến tàn phế, tử vong, suy dinh dưỡng ở trẻ em. Đối với phụ nữ mang thai có thể gây sảy thai hoặc đẻ non.