Trải nghiệm thất bại của ông bố bận rộn

24/03/2016 - 10:30
‘Được bố khen ngợi và đón nhận, trẻ sẽ cảm thấy tự tin rằng mình chắc chắn sẽ được nhà trường, bạn bè và cao hơn là cả xã hội đón nhận’ - Bác sĩ tâm lý Akehashi Daiji khẳng định.

Bác sĩ tâm lý Akehashi Daiji là tác giả hàng loạt các cuốn sách bán chạy tại Nhật Bản như: "Bí quyết hạnh phúc khi nuôi dạy trẻ", "Trẻ có cuộc đời của trẻ, cha mẹ có cuộc đời của cha mẹ", "Làm gì để trẻ tỏa sáng?"

Daiji kể rằng, khi các con còn nhỏ, vợ ông làm công việc y tá thường xuyên trực đêm ở bệnh viện, nên ông đảm nhận việc đón con, tắm cho con và cho con ăn. Nhưng khi công việc ngày một bận hơn, các con cũng lớn hơn, công việc khiến ông thường xuyên về nhà vào lúc đêm khuya, khi các con đã ngủ. Daiji ít khi trò chuyện được nhiều với các con và cũng không làm được việc nhà trong thời gian đó. Điều này về sau con gái ông hài hước khuyên: "Bố cứ viết vào trong sách những trải nghiệm thất bại của bố là được".

 Bộ sách "Happy Advice" của bác sĩ tâm lý Akehashi xuất bản tại nhiều nước, số lượng lên tới 4 triệu bản (Nguồn: internet)

Xuất phát từ trải nghiệm của bản thân và rất nhiều câu chuyện thật từ các bệnh nhân của mình, ông đã chia sẻ những lời khuyên phù hợp với xã hội Á Đông có ích đối với ông bố bận rộn.

Đối với những ông bố đang có con nhỏ:

- Hãy cố gắng hết sức có thể để về nhà sớm.

- Hãy chủ động làm những phần việc của mình thay vì đợi vợ chăm sóc vì cô ấy phải dành thời gian cho con nhỏ.

- Hãy chủ động tắm cho con để thêm gắn kết.

- Dỗ dành khi con khóc đêm.

- Thay tã cho con, vừa thay vừa nựng con.

Dù trẻ chưa biết gì, nhưng những hành động đó sẽ giúp cha con gần gũi.

 Sự ân cần của cha sẽ giúp cha con gần gũi hơn. (Nguồn: Sách "Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản" - NXB Phụ nữ)

Với những ông bố có con lớn hơn:

Với trẻ lớn hơn, yêu cầu sự quan tâm của cha cũng cần tinh tế hơn. Khi bước ra khỏi ngôi nhà của mình, tiếp xúc với xã hội bên ngoài, đứa trẻ sẽ luôn cảm thấy lo lắng. Khi đó, Daiji khuyên các ông bố hãy động viên, khuyến khích trẻ bằng những câu như: "Không vấn đề gì! Bố tin là con sẽ làm được".

Khi con chạy về nhà khóc lóc vì bị ai đó làm tổn thương hay bị thất bại, các ông bố nên an ủi, động viên con: "Con đã cố gắng nhiều rồi! Lần sau chắc chắn con sẽ làm tốt hơn!". Trẻ bị người cha phủ nhận, ra ngoài xã hội cũng sẽ bị như vậy. Khi được bố khen ngợi, trẻ sẽ tự tin hơn. Việc người bố luôn sát cánh bên con sẽ giúp trẻ nuôi dưỡng sự tự đánh giá bản thân (sự tự tôn) - một yếu tố quan trọng trong nhân cách.

Những trò chơi vận động cùng con cũng được khuyến khích thực hiện, giúp người bố xả stress, thêm năng lượng và ý tưởng sáng tạo, đồng thời giúp trẻ tận hưởng thời gian vui vẻ khi ở cạnh bố. Việc người bố tham gia nuôi con cũng tác động tới công việc của họ phát triển tốt hơn.

 Những lời nói cảm ơn vợ là cần thiết cho những việc cô ấy đã dành tâm huyết vì gia đình (Nguồn: "Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản" - NXB Phụ nữ)

Bác sĩ tâm lý Akehashi Daiji: Việc người chồng cảm thông, quan tâm đến vợ là một yếu tố vô cùng quan trọng trong vai trò làm bố nuôi dạy con cái. Các cặp vợ chồng nên phân công, thay phiên nhau trông con để bạn đời được nghỉ ngơi trọn vẹn. Các ông bố trông con sẽ thấu hiểu được những vất vả mệt nhọc của người mẹ và thắt chặt sợi dây gắn kết cha con.

 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm