Trầm cảm vì bị... 'ra rìa'

04/03/2016 - 01:11
Bé Trần P.L (Hà Nội), 10 tuổi, bị trầm cảm khi gia đình có thêm thành viên mới.
anh_1.jpg
Bị san sẻ tình thương, một số trẻ bị... trầm cảm. Ảnh minh họa

Thấy con gái học lớp 6 có biểu hiện buồn chán, không muốn nói chuyện với ai, thường xuyên cáu gắt với ông bà, bố mẹ, không muốn đi học, ai động vào cũng phản ứng lại, chị Huyền rất lo.

Đưa con đến khám tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, chị Huyền khá bất ngờ khi bác sĩ kết luận con có dấu hiệu trầm cảm nhẹ. Chị bất ngờ hơn khi nguyên nhân gây bệnh cho con là do chị sinh thêm em bé.

Mong đứa con thứ hai suốt thời gian dài nên chị Huyền dành rất nhiều thời gian chăm sóc, cưng nựng thành viên mới. Thấy em bé ra đời, mẹ không còn chiều chuộng, quan tâm đến mình nhiều như xưa, P.L cảm thấy rất ghen tức.

anh_5.jpg
Nhiều trẻ ghen tức vì em đã "cướp" mất mẹ. Ảnh minh họa

Với P.L, em bé lúc này không khác gì kẻ “tội đồ” đã cướp người mẹ yêu dấu của em. Chính vì vậy, cô bé ghét em ra mặt. P.L thường xuyên cấu nhéo cho em khóc. Những lúc em bé được người lớn bế bồng, đùa giỡn, P.L rất tức tối và làm đủ mọi trò để thu hút sự chú ý của mọi người.

Vì phát hiện sớm nên sau khi dùng thuốc, P.L đỡ nhiều. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân (Khoa Nhi, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1) cho biết: Trong trường hợp này, cách ứng xử của bố mẹ với con rất quan trọng. Nếu bố mẹ không tâm lý như bênh em bé, không cho chị bế em vì sợ làm em ngã, làm tổn hại đến em thì sẽ khiến đứa trẻ không muốn gần gũi em.

anh_4.jpg
Bố mẹ cần khuyến khích con chăm sóc em bé. Ảnh minh họa

Bố mẹ cần khuyến khích chị chăm sóc em, lấy nước, lấy tã… cho em. Có như vậy, con mới cảm thấy mình không bị tách rời khỏi mối quan tâm chung của cả nhà. Bố mẹ cũng thường xuyên nói lời yêu thương và có những cử chỉ cưng nựng, ôm ấp con để con thấy có thêm em nhưng bố mẹ vẫn yêu quý con và sau này hai chị em phải yêu thương nhau.

Ngược lại, nếu bố mẹ không tâm lý, bỏ mặc con lớn, chỉ quan tâm đến em bé thì đứa trẻ sẽ có những phản ứng không tốt. Nếu cha mẹ đánh con khi con không thích em thì con càng có phản ứng mạnh như đóng cửa, đập đầu vào tường, nói thù ghét bố mẹ, khóc hàng tiếng, gào thét ầm ĩ… để gây sự chú ý. Những trẻ không thích nghi, chấp nhận được việc tình cảm bị san sẻ thì rất dễ tiến triển thành bệnh.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm