Tránh ăn gì trong mùa COVID-19? Những lựa chọn thực phẩm nào có thể thay thế?

Anh Dũng
13/05/2020 - 13:41
Tránh ăn gì trong mùa COVID-19? Những lựa chọn thực phẩm nào có thể thay thế?
Để củng cố được hệ miễn dịch trong mùa dịch thì có những thực phẩm nên tránh và các lựa chọn thực phẩm thay thế khác. Vậy không nên ăn gì để phòng dịch COVID-19?

1. Những thực phẩm cần tránh mùa dịch COVID-19

Virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi cấp được biết đến ban đầu bắt nguồn từ chợ động vật Vũ Hán (Trung Quốc). Dù chưa xác định rõ ràng nguồn gốc lây nhiễm virus SARS-CoV-2 từ động vật sang người như thế nào nhưng các chuyên gia y tế, sức khoẻ đều đã cảnh báo việc tiêu thụ động vật hoang dã đều làm tăng nguy cơ lây nhiễm loại virus mới này.

Một số nghiên cứu mới đây cũng đã liệt kê danh sách các động vật hoang dã có thể là nguồn lây truyền virus Covid-19 như dơi, rắn và chuột.

Tránh ăn gì trong mùa COVID-19? Những lựa chọn thực phẩm nào có thể thay thế? - Ảnh 2.

Mới đây 6 chủng biến thể của virus corona mới được tìm thấy ở loài dơi tại Myanmar (Ảnh: Metro)

Để phòng chống dịch Covid-19 thì WHO cũng đã ra thông báo về việc không ăn những loại động vật hoang dã, trong đó có rắn, dơi và chuột - đây là nhóm động vật được dùng làm món ăn tại một số vùng thuộc Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á khác.

Bên cạnh không tiêu thụ thịt động vật hoang dã thì những thực phẩm tươi sống như gỏi cá, hải sản tươi sống, tiết canh cũng là những món ăn không nên được đưa vào thực đơn gia đình trong mùa dịch này do chúng có thể tiềm ẩn nguy cơ bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng.

Thực tế, cơ chế lấy nhiễm Covid-19 trên động vật và con người chưa được làm rõ bởi vậy vi khuẩn, ký sinh trùng, thậm chí là virus có thể sẽ ẩn mình trong máu của các loài động vật này.

Tránh ăn gì trong mùa COVID-19? Những lựa chọn thực phẩm nào có thể thay thế? - Ảnh 3.

Trong gỏi cá có thể chứa nhiều ký sinh trùng như giun sán (Ảnh: Ba lô và Dép lào)

Trong khi đó, các loại gỏi cá, đặc biệt là cá nước ngọt, có thể khiến người ăn bị nhiễm các loại sán như sán ruột nhỏ, sán lá gan nếu không qua xử lý nhiệt.

Các món hải sản như hàu vắt chanh, hay sushi, sashimi, các loại hải sản có thể ăn sống như mực, bạch tuộc dễ mang theo mầm bệnh lây nhiễm cho con người khi chỉ được sơ chế với nước hoặc muối.

2. Những lựa chọn thực phẩm thay thế khác

Thay vì tiêu thụ các thực phẩm làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus corona chủng mới thì thực đơn trong mùa Covid-19 nên ưu tiên những món ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể thông qua việc bổ sung đầy đủ các khoáng chất và protein có lợi chẳng hạn như hải sản, cá béo (omega-3), thịt bò, thịt lợn hay thịt gà. Cụ thể:

- Thịt bò là thực phẩm giàu kẽm giúp tăng cường sức đề kháng đối với những bệnh có liên quan tới virus nhờ cơ chế sản sinh bạch cầu giúp hệ miễn dịch được hoạt động tốt hơn.

- Thịt gà có tính ấm, vị ngọt có tác dụng ngăn ngừa việc tích nước trong cơ thể.

- Hải sản có vỏ như tôm, sò, nghêu giàu kẽm, phốt pho, sắt, protein, vitamin A và vitamin C đều tốt cho hệ miễn dịch.

Tránh ăn gì trong mùa COVID-19? Những lựa chọn thực phẩm nào có thể thay thế? - Ảnh 4.

Hải sản có vỏ giàu kẽm, rất tốt cho hệ miễn dịch (Ảnh: Internet)

- Cá là món ăn dễ tiêu hoá, đặc biệt là nhóm cá béo rất giàu omega-3 và vitamin Q có tác dụng giảm viêm và tăng cường hoạt tính của bạch cầu cũng như đại thực bào; từ đó bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn có hại.

- Các loại kháng sinh tự nhiên như gừng, tỏi. Theo kết quả một cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên năm 2014 cho thấy những người có thói quen ăn tỏi thường ít bị cảm lạnh và nếu bị sẽ nhanh hồi phục hơn so với nhóm không ăn tỏi.

Trái cây, rau và hạt

Trong một nghiên cứu dựa trên nhóm người cao tuổi có thói quen ăn trái cây và rau củ ít hơn từ 2 - 5 khẩu phần hàng ngày cho thấy, nhóm thường xuyên ăn trái cây và rau củ có hệ miễn dịch tốt hơn đối với vaccine viêm phổi tuy nhiên lại có phản ứng không tốt đối với vaccine uốn ván.

Và mặc dù chúng ta chưa thể kết luận được chắc chắn rằng loại trái cây hay rau củ nào cũng có thể cải thiện và nâng cao hệ miễn dịch, tuy nhiên một chế độ ăn uống khoa học có bổ sung trái cây và rau củ thường xuyên sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ khác.

Lưu ý:

Nhìn chung thì việc tăng cường sức khoẻ, hệ miễn dịch cần đảm bảo được các vấn đề sau:

1. Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để giảm lượng đường trong máu

2. Ngừng hút thuốc

3. Kiểm soát tình trạng căng thẳng, stress

4. Có giấc ngủ ngon

5. Duy trì thói quen rèn luyện, tập thể dục

6. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và hít thở không khí trong lành.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm